Chùm ảnh giải thích cơ chế gây động đất ở châu Á

Click vào ảnh Click vào ảnh
Vùng nguy hiểm: Hàng nghìn người đã chết sau khi một trận động đất mạnh xảy ra dưới biển gần miền bắc Indonesia, gây ra những con sóng lớn đổ bộ vào đất liền trên khắp nam và đông Á.
Indonesia nằm trong vùng dễ phát sinh rung chấn do vị trí địa lý của nước này gần với “Vành đai lửa” (Ring of fire) – một khu vực vòng quanh đáy biển Thái Bình Dương, nơi các mảng thạch quyển giao nhau và phun trào núi lửa.
Chuyển dịch dữ dội: Động đất xảy ra gần đảo Sumatra. Hai mảng thạch quyển, mảng Australia và mảng Âu-Á, gặp nhau ngay ngoài khơi bờ biển tây nam của Sumatra, nghiến vào nhau và định kỳ phát sinh các rung lắc địa chấn xuyên qua vùng này. 
7h59’ sáng 26/12 (giờ Hà Nội) một đứt gãy mạnh xảy ra trên đáy biển dài khoảng 1.000 km.
Click vào ảnh  Click vào ảnh
Sự hình thành sóng thần:1- Động đất phát sinh giữa hai mảng thạch quyển đã đẩy một lượng nước khổng lồ lên cao. 2- Khối nước nông khổng lồ này chạy qua đại dương với tốc độ đến 500 km/giờ.3- Khi gặp bờ biển dốc thoai thoải, nước bị nén lại, chạy chậm với tốc độ khoảng 45 km/h và đẩy lên cao.4- Sóng dâng lên và tàn phá vùng bờ biển. Khu vực bị ảnh hưởng: Trận động đất 8,9 độ richter, mạnh nhất trong vòng 40 năm qua, đã tàn phá khắp một vùng rộng lớn.
Những bức tường nước, cao tới hàng chục mét, đổ ập vào những khu du lịch gần bờ biển cách nhau cả nghìn dặm.
Biển sôi sục và lụt lội tràn đến tận miền đông châu Phi.

T. An (theo BBC)

1gom