Lỏng khớp gối – chấn thương thường gặp trong thể thao

dr
Ronaldo từng được phẫu thuật chữa lỏng khớp gối.

Lỏng gối nói dễ hiểu là khớp gối bị lỏng. Tùy theo cuộc sống và sinh hoạt của từng cá nhân, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp nhất trên chân bị lỏng gối:- Có cảm giác chân yếu khi đi lại.- Khó khăn khi phải đứng trụ bằng chân bị lỏng gối.- Lực đá bị suy giảm rõ rệt, nhất là với các vận động viên bóng đá: sút không còn mạnh như xưa, đường banh đi không còn chính xác, bị chệch hướng.- Khi chạy nhanh có cảm giác ríu chân nên dễ vấp ngã.- Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng dễ có cảm giác trẹo gối, mất cảm giác bám đường, giảm khả năng giữ vững chân để tránh ngã khi vấp phải những vật cản nhỏ trên đường như viên đá, hố nhỏ… Vì thế người bị lỏng gối dễ bị ngã trẹo gối khi đi nhanh. – Cảm giác bất thường khi lên xuống dốc hay cầu thang. Sự nhanh nhẹn bình thường không còn, thay vào đó là việc khó điều khiển chân mình như ý muốn. Biểu hiện rõ ràng nhất là khi người bệnh không thể bước hoặc xuống mỗi hai bậc thang như trước đây.- Sau chấn thương một thời gian, người bệnh phát hiện đùi bị teo cơ. Dấu hiệu này thường gặp ở những người ít hoạt động thể lực như phái nữ, nhân viên văn phòng, học sinh…Khớp gối chắc chắn là nhờ cấu trúc xương ôm khít vào nhau, được bao bọc bởi bao khớp, cơ bắp ở phía trước, phía sau và dây chằng hai bên. Đặc biệt, ở giữa khớp có hai dây chằng nối hai đầu xương khiến chúng giữ chặt với nhau ở ngay trung tâm khớp. Hai dây chằng này gọi là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Trong đó, dây chằng chéo trước có vai trò quan trọng nhất giúp cho khớp gối chắc chắn.Khi dây chằng chéo trước bị tổn thương, khớp gối sẽ lỏng. Tuy nhiên, nhờ có sức cơ đùi bù đắp trong thời gian đầu sau chấn thương nên người bệnh chưa cảm nhận được. Cho đến khi cơ đùi bị teo nghĩa là cơ đùi suy yếu dần, không còn đủ sức gồng gánh cho dây chằng chéo trước, các dấu hiệu của lỏng gối mới xuất hiện. Trước đây, người ta thường chờ đến khi người bệnh có dấu hiệu lỏng gối mới mổ tái tạo dây chằng. Kết quả là thời gian phục hồi vận động khớp gối kéo dài khoảng trên 6 tháng. Khuynh hướng hiện nay là mổ sớm, trước khi cơ đùi bị teo. Điều này sẽ giúp phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật tốt hơn.Cách đây vài chục năm, khi chưa hiểu nhiều về chức năng của các dây chằng trong khớp gối, nhiều bác sĩ chỉnh hình đã chủ trương điều trị nội khoa cho bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước. Hiện nay, sau họ nhận thấy chấn thương làm đứt dây này chắc chắn sẽ dẫn đến lỏng gối. Với các vận động viên chuyên nghiệp, sự lỏng gối làm giảm phong độ thi đấu của họ rất nhiều. Họ khó thực hiện các động tác chạy, nhảy, đứng trụ, sút bóng, giữ thăng bằng khi xoay người, ngừng đột ngột hay chạm đất. Phẫu thuật sẽ giúp phục hồi lại chức năng khớp gối bị lỏng và giúp nhiều vận động viên trở lại đỉnh cao trước đây. Ví dụ điển hình là cầu thủ bóng đá Ronaldo (Brazin) từng bị chấn thương khớp gối và được mổ tái tạo dây chằng chéo trước 2 lần ở Pháp. Lần thứ nhất trước giải vô địch thế giới 1998 ở Pháp, anh ra sân sau mổ chỉ có 3 tháng dù bác sĩ đã khuyến cáo là không nên. Trận chung kết với Pháp, Brazin thất bại và Ronaldo phải nhập viện để mổ lại vì mảnh ghép bị đứt do vận động quá sớm. Rút kinh nghiệm, trong lần sau, Ronaldo đã dành đến hai năm để phục hồi và luyện tập theo đúng sự hướng dẫn của các bác sĩ chỉnh hình, và anh đã thi đấu thành công tại Mondial 2002 ở Hàn Quốc.
Sau phẫu thuật, người bệnh đi với 2 nạng chạm đất, có cảm giác đau trong 7-10 ngày. Sau đó, có thể tập bỏ nạng từ từ. Thường là sau 2-3 tuần, người bệnh có thể đi lại không cần nạng. Các bài tập vật lý trị liệu được bắt đầu ngay ngày thứ hai sau mổ, giúp ngăn ngừa các biến chứng như teo cơ đùi, cứng khớp; giúp sự tuần hoàn lưu thông tốt nên sẹo mổ mau lành hơn. Bệnh nhân sẽ tập luyện cho đến khi có cảm giác bình thường với các động tác đi lại bình thường. Thời gian trung bình của giai đoạn này là 3 tháng.
Kế đến là tập luyện nhẹ lại các bài tập thể lực. Cường độ và thời gian vận động sẽ tăng dần cho đến khi phục hồi hoàn toàn các động tác chạy nhảy. Giai đoạn này trung bình cũng mất khoảng 3 tháng. Bước thứ 3 là tăng cường các bài tập thể lực nặng hơn để phục hồi hoàn toàn phong độ cũ. Lúc này thời gian nhanh hay chậm thường phụ thuộc vào ý chí của người bệnh (thường là 3-6 tháng). Như vậy, vận động viên sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước cần ít nhất 9-12 tháng mới được phép thi đấu trở lại.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Close [X]
1gom
1gom