Mỹ xuống thang trong vấn đề Iraq

usa-276451-1371780620_500x0.jpg
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Negroponte.

Ngoại trưởng Nga Igor Ivanov hoan ngênh động thái mới của Mỹ. Ông tin rằng giờ đây Hội đồng Bảo an đã có “điều kiện thuận lợi” để thỏa thuận một nghị quyết giúp các thanh sát viên nhanh chóng có mặt tại Iraq.     

Ngoại trưởng Nga Igor Ivanov.
Ngoại trưởng Nga Igor Ivanov.

Ngoại trưởng Nga cho biết, người đồng nhiệm Mỹ Colin Powell đã thông báo với ông về quan điểm mới của Washington. Theo ông Powell, nó có thể được chính thức hóa bằng văn bản trong một, hai ngày tới.
Ông Ivanov khẳng định: “Nga sẵn sàng hợp tác mang tính xây dựng nhằm đạt được quan niệm chung. Nhờ đó, một nghị quyết mới sẽ được thông qua và trở thành nhân tố quan trọng ủng hộ các thanh sát viên vũ khí quốc tế quay lại Iraq càng sớm càng tốt”.
Trong cuộc tranh luận mở của Hội đồng Bảo an về vấn đề Iraq kéo dài trong hai ngày 16 và 17/10, nhiều nước, trong đó có các láng giềng gần nhất với Iraq và một số đồng minh quan trọng của Mỹ, đã từ chối hậu thuẫn yêu cầu của Nhà Trắng về việc sử dụng vũ lực nếu Baghdad không hợp tác với các thanh sát viên. 

Đại sứ Iraq tại Liên Hợp Quốc Mohammed al-Douri.
Đại sứ Iraq tại Liên Hợp Quốc Mohammed al-Douri.

Pháp đưa ra giải pháp hai nghị quyết: Nghị quyết thứ nhất sẽ đảm bảo cho hoạt động của các thanh sát viên tại Iraq và cảnh báo Baghdad về hậu quả họ phải gánh chịu nếu không đáp ứng yêu cầu của các thanh sát viên; nghị quyết thứ hai cho phép có một hành động quân sự chống Iraq nếu họ không có thái độ hợp tác. Nhiều nước đã ủng hộ quan điểm của Pháp. 
Đại sứ Iraq tại Liên Hợp Quốc, Mohammed al-Douri, tỏ ý hài lòng với thái độ phản đối giải pháp quân sự tại Hội đồng Bảo an. Ông nhắc lại Baghdad cam kết hợp tác với các thanh sát viên vũ khí “bằng mọi cách có thể”. Nhưng ông cho rằng Mỹ đang cố “cản trở và trì hoãn sự quay trở lại của các thanh sát viên”, để đưa ra một nghị quyết mới làm “cái cớ để thực hiện cuộc xâm lược Iraq”.  
Đình Chính (theo AP, BBC, Reuters)

1gom