Vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm; bởi mỗi cơn đau, mỗi trận ốm đều là những dấu hiệu cảnh báo mà bạn không thể xem thường.
Bệnh tim mạchĐây là loại bệnh rất phổ biến, thường gặp nhất là các bệnh liên quan đến động mạch vành. Khi lòng động mạch bị tắc nghẽn, lượng oxy và dưỡng chất chuyển đến cơ tim sẽ không đủ.
Biểu hiện: Đau ngực hoặc đau tim, hơi thở gấp gáp, lồng ngực luôn có cảm giác như bị vật gì chèn ép. Tuy nhiên cũng có nhiều người phát bệnh mà không hề có bất kỳ biểu hiện nào.
Đối tượng dễ mắc bệnh: Phụ nữ tuổi mãn kinh, người béo phì, lười vận động, người cao huyết áp.
Phòng tránh: Tăng cường luyện tập thể lực, giảm cân nặng, hạn chế các thức ăn mặn, nhiều mỡ. Bỏ rượu, bia, thuốc lá.Bệnh tiểu đườngKhi lượng insulin do tuyến tụy sản sinh không đủ để phân giải lượng đường trong cơ thể, hàm lượng đường trong máu cao, dẫn đến tình trạng lượng đường ở các cơ quan khác cũng tăng lên. Bệnh có thể gây ra các biến chứng về tim mạch, thận…
Biểu hiện: Mệt mỏi, gầy yếu, đi tiểu nhiều, khát nước, giảm thị giác…
Đối tượng dễ mắc bệnh: Bệnh đái tháo đường type 1 thường gặp ở người trẻ do hệ miễn dịch phá hủy những tế bào tuyến tụy sản sinh insulin. Bệnh đái tháo đường type 2 thường gặp ở người lớn béo phì.
Phòng tránh: Rèn luyện thể lực, hạn chế thức ăn nhiều đường và mỡ.Bệnh loãng xươngLà tình trạng giảm dần khối mô xương do tiêu xương. Bệnh có nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân mãn tính, do hấp thụ canxi kém.
Biểu hiện: Đau dữ dội tự phát hay do nguyên nhân ngoại lai, gãy xương.
Đối tượng dễ mắc: Phụ nữ tuổi mãn kinh, người ít vận động.
Phòng tránh: Đảm bảo hàm lượng canxi trong máu, nhất là vitamin D, tăng cường rèn luyện thể lực.Loét dạ dày – tá tràngLà chứng loét ở niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân là sự mất thăng bằng giữa bài tiết acid với trung hòa acid, với khả năng bảo vệ của niêm mạc. Ngoài ra, bệnh còn do nguyên nhân khác như hoóc môn, mất cân bằng tâm lý.
Biểu hiện: Đau, đau co thắt ở vùng thượng vị, lan ra sau lưng. Thường xuất hiện sau bữa ăn, đau theo chu kỳ trong 2-3 tuần.
Phòng tránh: Bỏ rượu, thuốc lá và các loại thuốc gây loét, cân bằng tâm lý, không để rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài.Viêm gan virusCó 5 loại virus gây viêm gan là: A, B, C, D, E. Đây là những virus chủ yếu gây tổn thương tế bào gan.
Biểu hiện: Chán ăn, mệt mỏi, sốt, vàng da, vàng mắt.
Phòng bệnh: Tiêm văcxin dự phòng.Viêm bàng quangNguyên nhân: Do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi, u bướu.
Biểu hiện: Tiểu tiện bị nóng rát, tiểu nhiều, tiểu ra máu, mệt mỏi, đau bụng dưới.
Đối tượng dễ mắc: Phụ nữ từ 20-50 tuổi, do niệu đạo phụ nữ ngắn nên vi khuẩn dễ xâm nhập.
Phòng bệnh: Thường xuyên đi tiểu, không nên nhịn tiểu quá lâu. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, uống nhiều nước.U xơ cổ tử cungLà u lành tính phát triển từ cơ tử cung trên cơ địa. Nếu u ác tính thì gọi là ung thư cổ tử cung.
Biểu hiện: Rối loạn kinh nguyệt, đau vùng hố chậu, tiểu tiện đau, xuất huyết âm đạo, ra nhiều khí hư.
Đối tượng dễ mắc: Phụ nữ từ 40-55 tuổi đã từng mắc bệnh tình dục.
Phòng tránh: Thường xuyên kiểm tra định kỳ, sinh hoạt tình dục an toàn, lành mạnh. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.U tuyến tiền liệtLà u lành, loại u xơ tuyến cơ tạo nên tình trạng phì đại ở vùng trung tâm và trung gian tuyến tiền liệt, khu trú vùng xung quanh niệu đạo, gây trở ngại cho bàng quang trong việc thải nước tiểu ra ngoài.
Biểu hiện: Tiểu tiện khó, buốt, nước tiểu đục, có thể đau bụng dưới khi tiểu tiện.
Đối tượng dễ mắc: Nam giới trên 40 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ, tập trung chủ yếu ở 4 nhóm sau: di truyền, hoóc môn, môi trường và lối sống, các bệnh lây lan từ quan hệ tình dục.
Phòng bệnh: Thường xuyên xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)