Các nhóm đối lập Iraq tại hội nghị. |
“Chúng tôi có đủ quyền yêu cầu nước ngoài giúp đỡ và chúng tôi không có lý do gì để hổ thẹn cả”, Jalal Talabani, thủ lĩnh Liên đoàn Kurdistan yêu nước, một trong hai nhóm kiểm soát khu vực tự trị của người Kurd phía bắc Iraq, nói.
Các nhóm đối lập chính tham gia hội nghị tại London |
– Đại hội Quốc dân Iraq (INC) – Hiệp ước Quốc gia Iraq (INA) – Hội đồng Tối cao vì Cách mạng Hồi giáo Iraq (Sciri) – Đảng Dân chủ Kurdistan (KDP) – Liên minh Yêu nước Kurdistan (PUK) – Phong trào Quân chủ Lập hiến. |
Ahmed Chalabi, thành viên Đại hội Quốc dân Iraq, nhân vật được cho là sẽ kế nhiệm Tổng thống Saddam Hussein nếu chính quyền Baghdad bị lật đổ, cho biết dự kiến các phe phái sẽ ra hai tuyên bố: “Văn bản đầu tiên kêu gọi lật đổ chế độ độc tài và thiết lập một chính phủ liên bang, nghị trường, đa nguyên và dân chủ trên toàn Iraq. Thứ hai là việc thành lập nhà chức trách, có chủ quyền với lãnh thổ đất nước vùng Vịnh”. Nhiều đại biểu đồng tình với ý kiến của ông Chalabi, ủng hộ chiến dịch quân sự chống Iraq do Mỹ đứng đầu.
Giới quan sát cho rằng các phe phái tham dự hội nghị lần này có thể đưa ra phác thảo một chính phủ thay thế. Điều này có nghĩa là họ khó có khả năng đóng vai trò quan trọng trong chính quyền mới ở Baghdad nếu Tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ. Tuy nhiên, có một số nhóm chống đối đã tẩy chay hội nghị này, vì cho rằng nó phục vụ “chương trình nghị sự của Mỹ”.
Washington rất quan tâm đến việc các nhóm đối lập Iraq đoàn kết trước khi chiến dịch quân sự được phát động. Zalmay Khalilzad, một phái viên của Tổng thống Mỹ, tỏ ý hài lòng với những diễn biến của hội nghị. Ông này nói: “Nhân dân Iraq sẽ thấy rằng Washington sát cánh cùng họ để tạo lập một tương lai tươi sáng hơn. Mỹ hy vọng quân đội đất nước vùng Vịnh cũng tham gia lực lượng giải phóng quê hương mình”.
Nguyễn Hạnh (theo BBC)