Sinh con theo ý muốn (phần 6)

– Phương pháp hóa học: Dựa vào tính chất ưa axit của tinh trùng X và ưa kiềm của tinh trùng Y, người ta đã đề ra phương pháp đơn giản là thụt rửa âm đạo trước khi giao hợp 2 giờ bằng một dung dịch kiềm nhẹ hay axit nhẹ (vô hại) để hỗ trợ và loại từ một trong hai loại tinh trùng.
Muốn sinh con gái, cần hỗ trợ cho tinh trùng X, loại trừ tinh trùng Y, dùng một thìa cà phê nước cốt chanh tươi hòa trong 1 lít nước đun sôi để nguội. Còn muốn sinh con trai thì cần hỗ trợ cho tinh trùng Y, loại trừ tinh trùng X, dùng một thìa cà phê thuốc tiêu muối (bicarbonat natri) hòa trong một lít nước đun sôi để nguội.
Theo dược sĩ Phan Đức Bình và bác sĩ Diễm Châu, nếu muốn sinh con trai, nên sinh hoạt vợ chồng trong ngày rụng trứng vài lần. Trước đó, phải để dành tinh dịch trong 7-10 ngày. Khi sinh hoạt, người chồng nên tạo cho người vợ đạt được khoái cảm và xuất tinh sâu vào âm đạo. Nếu muốn sinh con gái, sau khi hết kinh, vợ chồng cần sinh hoạt thường ngày, đến trước ngày trứng rụng hai ngày thì ngừng. Không giao hợp trong ngày rụng trứng và ngày gần rụng trứng, không cần để dành tinh dịch.
Hai tác giả trên còn giới thiệu cả phương pháp ăn uống theo chế độ, phương pháp dựa vào tuổi người mẹ và tháng thụ thai theo âm lịch. Ba phương pháp này còn đang được tiếp tục nghiên cứu.
Từ năm 1985, giáo sư nhi khoa người Pháp Josept Stowkowski đã chú ý đến mối quan hệ giữa sự biến dưỡng khoáng chất và sự phân phối giới tính. Qua hàng loạt nghiên cứu, 10 năm sau, ông đưa ra hai chế độ ăn uống để sinh trai, gái theo ý muốn. Theo ông, muốn sinh gái thì phải ăn nhạt, vì nếu thiếu muối, hoạt động của tuyến thượng thận sẽ gia tăng. Chúng tiết ra nhiều kích tố thượng thận, làm cho chất kali (K) bị loại ra khỏi các mô tế bào, tức là tạo ra một môi trường axit khá mạnh ở phụ nữ… Những thức ăn như bơ sữa, các sản phẩm của sữa và rau xanh có thể thích hợp với các bà mẹ muốn sinh con gái.
Còn nếu muốn sinh con trai, người mẹ phải ăn thức ăn mặn, các món khoai tây, thịt, cà chua. Trong 20 năm thử nghiệm trên các loài bò sát, ông nhận thấy những con được ăn nhiều chất Na, Ca, K hầu hết đều sinh con đực.
Stowkowski cũng nhận thấy rằng, sự biến thái của nòng nọc tùy thuộc vào môi trường nuôi chúng. Môi trường giàu K sẽ cho ra nhiều con đực, giàu Ca hoặc Mg thì nòng nọc cái nhiều hơn. Ở môi trường nuôi trung tính, tỷ lệ đực cái bằng nhau. Thử nghiệm trên chuột cống, ông cũng nhận thấy nếu ăn nhiều K hoặc không có Ca, chuột mẹ sẽ đẻ nhiều chuột đực; nếu ngược lại, chúng sẽ đẻ nhiều chuột cái.
Bác sĩ Lefèvre ở Argentina đã nghiên cứu khẩu phần thức ăn của gần 2.600 con bò ở hơn 130 trại. Ông nhận thấy, tùy theo hàm lượng khoáng chất của đất và của phân bón, loại cỏ mà bò mẹ ăn sẽ quyết định việc nó sinh ra bê đực hay bê cái nhiều hơn. Nếu thức ăn giàu K, sẽ có nhiều bê đực. Từ đó, người ta đã đề ra khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi bò mẹ như sau: Muốn có nhiều bê đực để lấy thịt, cần thêm K, NaCl (muối ăn), loại bớt thực vật giàu kim loại kiềm thổ (C, Mg) như cỏ Lurerne. Để có nhiều bò sữa thì thêm vào thức ăn sinh tố D, Ca, Mg.
Giáo sư J.Lorrain (Canada, cũng chủ trì một nhóm nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sinh con trai, gái và khoáng chất trong thức ăn. Trong 100 cặp vợ chồng được nghiên cứu (phần lớn chỉ sinh con trai), có 80% đã vô tình theo chế độ ăn quá mặn. Những cặp sinh toàn con gái lại ăn nhiều thức ăn giàu kim loại kiềm thổ hơn. Về sau, ông thử nghiệm phương pháp này để thụ thai cho 216 phụ nữ, kết quả là 175 trường hợp thành công (81%).
Trong một nghiên cứu khác, có 24 trong tổng số 30 cặp vợ chồng ăn uống theo chế độ sinh con trai đã đạt được ý nguyện; 16/20 cặp ăn theo cách sinh con gái đã có được cô công chúa mong đợi.
(còn tiếp)
LTS: “Phần lớn các cặp vợ chồng đều muốn có cả con trai, con gái nhưng không phải ai cũng đạt được nguyện vọng chính đáng này. Điều đó dẫn đến tình trạng đẻ cố cho có nếp có tẻ, một trong những nguyên nhân gây bùng nổ dân số. Cuốn sách Sinh con theo ý muốn sẽ giới thiệu một số phương pháp cụ thể giúp sinh con khỏe mạnh, có giới tính mong muốn để các cặp vợ chồng áp dụng thử.
Vợ chồng tác giả Lê Khắc Linh – Hoàng Thị Sơn tuy là người ngoại đạo (một kỹ sư giao thông, một giáo viên hóa học) nhưng với niềm say mê sinh học, họ đã nghiên cứu sâu lĩnh vực này. Sách Sinh con theo ý muốn được hoàn thành dựa trên những công trình của người đi trước và cả quá trình tìm tòi, điều tra riêng. Sách do NXB Thanh niên ấn hành năm 2000”.

Close [X]
1gom
1gom