400 câu hỏi nữ giới cần biết (phần 225)

Tục ngữ có câu “mẹ khỏe con khỏe”. Tình trạng thể chất của người mẹ như thế nào, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự lớn lên phát triển của thai nhi. Một cái trứng chín, trọng lượng chỉ là 0,000005 gam, mà qua mang thai 9 tháng 10 ngày, thì phải lớn thành đứa trẻ nặng từ 3,0~3,5 kg, vẻn vẹn trong 280 ngày tức thể trạng đã tăng trưởng tới 600 triệu lần. Sự thay đổi như kỳ tích này, đều là kết quả của sự hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. Nếu người mẹ đang mang thai bị thiếu dinh dưỡng, sẽ làm cho thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, khiến thai nhi phát triển không tốt, dẫn đến sảy thai hoặc đẻ non. Cho dù sinh đẻ bình thường đứa trẻ sinh ra cũng bị gầy còm bé nhỏ. Sự suy yếu của cơ thể dễ làm cho trẻ sinh bệnh, đặc biệt là vào những tháng cuối cùng, đại não của thai nhi hình thành nhanh chóng và thai nhi lớn lên cực nhanh, nếu thiếu dinh dưỡng, có thể làm cho trí lực kém phát triển, hoặc bị thiếu hụt bẩm sinh, sau khi sinh ra rồi thì khó long cứu chữa. Cho nên nói, dinh dưỡng đầy đủ trong thời kỳ mang thai là nền móng của ưu sinh.
Chú ý đến dinh dưỡng, chủ yếu là bổ sung cho đủ các chất như protein, vitamin, nhiệt lượng và các chất khoáng. Nhìn chung, ngoài việc ăn đủ các loại rau xanh, hoa quả, cá, thịt, trứng, đậu và các sản phẩm chế từ các loại đậu, còn phải thường xuyên ăn các thức ăn có chứa canxi-phốt pho, sắt. Chỉ cần như vậy, thì sẽ giúp cho thai nhi phát triển tốt, khỏe mạnh sau khi sinh.
235. Vì sao nói tâm trạng người mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự lớn lên phát triển của thai nhi
Người mẹ mang thai sống giữa quần thể con người, luôn luôn có sự thay đổi về tâm trạng vui, giận, buồn, sướng. Khi có những thay đổi tâm trạng này, tuyến nội tiết do hệ thống thần kinh điều tiết ra các loại chất hóa học khác nhau, đi vào dung dịch máu, làm thay đổi thành phần hóa học của máu. Khi tâm trạng vui vẻ,thì sẽ làm tăng những chất hóa học có lợi cho sự khỏe mạnh trong dung dịch máu. Ngược lại khi tâm trạng tiêu cực, thì sẽ làm dung dịch máu tăng thêm những chất hóa học có hại cho hệ thống thần kinh và các hệ thống huyết quản ở tim. Giữa người mẹ và thai nhi tuy không có sự liên hệ thần kinh, nhưng các chất hóa học trong dụng dịch máu lại lưu thông với nhau, từ đó gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Theo nghiên cứu, khi người mẹ có một tâm trạng tốt, thì chức năng của các bộ phận trong cơ thể đều ở trạng thái tốt nhất, giúp cho việc điều tiết của tuần hoàn máu, thần kinh, nội tiết duy trì ở mức độ khá tốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ máu và dinh dưỡng cho thai nhi, có lợi cho thai nhi lớn lên và phát triển. Nếu tâm trạng người mẹ đang mang thai quá căng thẳng, luôn buồn rầu lo lắng. Không những kém ăn, tiêu hóa hấp thụ không tốt, ảnh hưởng đến sự cung cấp máu của thai nhi, mà còn làm cho hormon ở mang tuyến thượng thận của người phụ nữ có thai được tiết ra nhiều hơn, sẽ thúc cho tim thai đập mạnh nhanh hơn, không đảm bảo an toàn. Nếu điều này xảy ra vào giai đoạn then chốt của sự phát triển của tránh thai còn có thể làm cho thai nhi bị các dị tật bẩm sinh bị nứt hàm, nứt môi, tích nước ở não…sau khi ra đời thường hay khóc hay quấy. Cũng có người phát hiện thấy rằng, sau khi có mang được mấy tháng,nếu người mẹ bị kích thích thần kinh nặng, hoặc bị kinh hãi, có thể gây trở ngại cho hệ tuần hoàn, làm ảnh hưởng đến sự lớn lên của thai nhi, thậm chí thai chết trong tử cung.
Nhìn chung,sự biến đổi tâm trạng của người phụ nữ có thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, cho nên người chồng và các thành viên khác trong gia đình đều phải thông cảm chăm sóc và quan tâm nhiều hơn nữa đối với người có thai, để tạo ra hoàn cảnh yên tĩnh, thích hợp với người phụ nữ đang mang thai. Người phụ nữ đang mang thai thì phải hết sức lạc quan, tâm trạng vui vẻ ổn định, nên thường xuyên nghe những bản nhạc hay, thưởng thức những danh lam thắng cảnh, hoặc nghe hát hoặc học vẽ. Như vậy rất giúp ích cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, cũng có lợi cho sự hình thành tính cách hoạt bát, cởi mở sau khi “tiểu bảo bối” được sinh ra.
(còn tiếp)

1gom