Công chúng Việt Nam luôn mong đợi tiếng đàn Đặng Thái Sơn

D
NSND Đặng Thái Sơn.

Dàn nhạc giao hưởng Nhạc viện Hà Nội “khai vị” bằng Les Frans Juges Op.3 của Hetor Berlioz, khiến người nghe như cảm thấy được thưởng thức mùi vang đỏ dịu ngọt. Tiếng dương cầm đã đạt tới độ chiêm nghiệm, suy tưởng của Đặng Thái Sơn như làm cho người nghe hình dung được nỗi đau ly hương của Sergei Rachmaninoff. Trong khối phức tạp như nhịp đập thổn thức của con tim, người ta nhận ra những phách nhịp dường như không trọng tâm của nhạc Jazz. Đặng Thái Sơn đã chọn thể loại nhạc này như một lời chào thế kỷ, chào quê hương thân yêu.
Như mọi lần, anh không thể dừng tay như đúng trong chương trình đã đặt sẵn. Khán giả hâm mộ đòi người nghệ sĩ thân yêu của mình biểu diễn tiếp bằng những tiếng vỗ tay kéo dài không ngớt. Giai điệu thân thuộc của Felix Mandelsohn lại bay bổng dưới vòm Nhà hát Lớn. Bản Rondo-Capricie vang lên với bàn tay như có phép thần thông của anh khiến mọi người cảm thấy ngạc nhiên và mới lạ.
Trong giờ nghỉ giải lao, báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện ngắn với nghệ sĩ Đặng Thái Sơn:
– Người đoạt giải nhất cuộc thi Chopin năm nay lại là một nghệ sĩ dương cầm 18 tuổi người Trung Quốc. Anh có cảm tưởng gì sau 20 năm lại có một người châu Á đoạt giải?
– Tôi thấy rất mừng cho người châu Á mình, người đoạt giải còn rất trẻ, tôi đã từng nghe cậu ta chơi ở Vasovie và thấy rằng cậu ấy có đủ điều kiện để phát triển tài năng hơn nữa.
– Chuyến lưu diễn nào ấn tượng nhất đối với anh?
– Tôi vẫn đi đều, đó vừa là công việc vừa là thú vui. Có lẽ ấn tượng nhất là chuyến lưu diễn cho cộng đồng người Việt ở quận Cam (California). Đó là nơi người Việt ở nhiều nhất và phức tạp nhất. Chính âm nhạc đích thực đã vượt lên tất cả. Tôi không ngờ cả nghìn người đã chào đón thật vô tư và hết sức lắng nghe.
– Anh đã nghe kể về Nguyễn Hoàng Phương – tài năng được đào tạo hoàn toàn ở trong nước chưa?
– Tôi đã nghe và thấy thật đáng mừng và hy vọng cho âm nhạc Việt Nam.
– Xin cảm ơn anh!
(Theo Lao Động, 6/4)

Close [X]
1gom
1gom