Thoát vị tủy sống là một dị tật bẩm sinh có tỷ lệ tử vong cao. |
Việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến nguy cơ sinh con bị dị tật tăng gần 11 lần. Nguy cơ này cũng tăng ở những bà mẹ sinh con hơn 4 lần, hoặc có những biểu hiện bất thường khi mang thai (dọa sẩy, động thai…).
Các dị tật bẩm sinh hay gặp nhất: 1. Hệ tiêu hóa (34%): Hay gặp nhất là phình to đại tràng bẩm sinh, rồi đến không có hậu môn, rò hậu môn… 2. Hệ tuần hoàn (20%): Đứng đầu là tật không liên thất.3. Hệ sinh dục (15%): Chủ yếu là tật tinh hoàn ẩn. 4. Hệ da-cơ-dây chằng (12%): Hay gặp nhất là thoát vị bẹn. 5. Hệ xương khớp: tật bàn chân khoèo, thừa ngón…6. Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt: sứt môi hở hàm ếch, dị tật của tai… 7. Hệ tiết niệu: tật niệu quản đôi, thận đa nang… |
Kết luận trên được nhóm tác giả Lương Thị Thu Hiền và Nguyễn Thị Ngọc Phượng (Bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội) đưa ra sau khi tiến hành điều tra trên 1.000 trẻ nằm tại Viện Nhi trong 2 năm 1990-1999 và mẹ của các cháu. Theo nghiên cứu này, trẻ bị dị tật bẩm sinh chiếm 12,6% tổng số bệnh nhân nằm viện (so với 10,2% ở giai đoạn 1990-1996).
Theo các tác giả, dị tật bẩm sinh là nhóm bệnh dễ gây tử vong và vấn đề phòng bệnh cần được đặt lên hàng đầu. Sau đây là một số biện pháp cần được lưu ý:
– Phòng ngừa bệnh truyền nhiễm ở thai phụ.
– Không để phụ nữ có thai tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
– Tiến hành chẩn đoán trước sinh để phát hiện kịp thời thai bị dị tật. Nếu có bất thường nặng thì cần phá thai sớm.
Thu Thảo