Ông Hans Blix sẽ về hu cuối tháng này. |
Lời chỉ trích này càng làm nóng thêm cuộc tranh luận và những nghi ngờ xung quanh chất lượng thông tin tình báo của Anh và Mỹ giai đoạn trước chiến tranh.
Trưởng đoàn thanh sát còn cho hay ông thất vọng với những chỉ dẫn của giới tình báo hai nước nói trên. “Chỉ có 3 trường hợp chúng tôi đến và tìm được cái gì đó, nhưng lại không phải là vũ khí huỷ diệt. Điều đó khiến tôi thực sự thấy sốc”.
Cùng ngày hôm qua, giám đốc UNMOVIC đã trình HĐBA bản báo cáo có thể là cuối cùng của ông về việc liệu Iraq có sở hữu vũ khí huỷ diệt hàng loạt hay không. Theo nội dung văn bản này, chế độ Saddam Hussein có thể đã giấu diếm, hoặc đã phá huỷ các loại vũ khí bị cấm. Sau sự sụp đổ của Saddam Hussein, nay là thời điểm thích hợp để tìm ra sự thật.
Trong báo có, ông Blix cho rằng Iraq đã đặt ra “nhiều câu hỏi chưa có lời đáp” về vũ khí không thông thường, nhưng điều đó không có nghĩa là loại vũ khí đó hiện không tồn tại, và rằng nước này đã không tường trình đầy đủ về các chương trình vũ khí trong thập kỷ qua.
Hai cậu bé Iraq đang chơi với lá quốc kỳ trên một đồn cảnh sát ở thành phố Falluja, nơi một binh sĩ Mỹ bị giết chết hôm qua. |
Hiện đang có nhiều tin tức về việc các cơ quan tình báo Mỹ và Anh đã bóp méo và sắp đặt thông tin tình báo về Iraq để tạo cớ gây chiến tranh. Quốc hội hai nước đều đã tuyên bố sẽ điều tra kỹ lưỡng những cáo buộc này.
Tuy nhiên, Nhà Trắng cùng các bộ Quốc phòng và Ngoại giao Mỹ đều lên tiếng bảo vệ công tác tình báo thời tiền chiến Iraq. Tổng thống Mỹ Bush, trong chuyến công du Qatar hôm qua, tuyên bố sẽ “đưa ra sự thật” về vũ khí huỷ diệt của Iraq, cho dù quá trình tìm kiếm có thể lâu dài. Đài phát thanh của Mỹ tại Iraq đang ngày ngày kêu gọi người dân giúp liên quân tìm kiếm vũ khí bị cấm của chính quyền cũ. Tuy nhiên, người dân sở tại không mấy quan tâm đến chủ đề này. Cái khiến họ chú ý và tức giận nhất vẫn là tình trạng lộn xộn và thiếu các dịch vụ cơ bản, sau 8 tuần chiếm đóng.
Cho đến nay Mỹ vẫn không cho phép các thanh sát viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế trở lại thanh sát Iraq, dù đã nhận được yêu cầu hồi tháng trước. Một nhóm chuyên gia của IAEA sẽ tới Iraq hôm nay, để kiểm tra tình trạng một cơ sở hạt nhân bị cướp bóc trong tình trạng hỗn loạn hồi đầu tháng 4. Khu vực làm việc của nhóm bị giới hạn chỉ ở một phần phía nam Baghdad.
T. Huyền (theo BBC, Reuters, AP)