Thiếu phối hợp trong xử lý xe máy nhái kiểu dáng

Theo các doanh nghiệp, hình thức xử lý vi phạm hiện nay còn quá nhẹ.
Theo các doanh nghiệp, hình thức xử lý vi phạm hiện nay còn nhẹ. Ảnh: Anh Tuấn

Theo Ban chỉ đạo 127, thời gian qua, tình trạng kinh doanh xe máy vi phạm kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ đã gây thiệt hại cho chủ sở hữu kiểu dáng và cả đối với những doanh nghiệp làm ăn chính đáng trong nước, có đầu tư lớn, không vi phạm…
Ban chỉ đạo muốn các địa phương xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên tiến hành kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm. Các lực lượng chức năng chỉ tiến hành kiểm tra, ngăn chặn và xử lý đối với loại xe máy vi phạm kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ khi đã có cơ sở kết luận hành vi vi phạm và chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có văn bản đề nghị kiểm tra ngăn chặn, đồng thời cam kết chịu trách nhiệm về đề nghị kiểm tra xử lý của mình. Trong trường hợp nghi ngờ các loại xe có vi phạm kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ thì tiến hành thủ tục tạm giữ , liên hệ với chủ sở hữu để làm rõ hoặc tiến hành trưng cầu giám định và tiến hành xử lý…
Công văn cũng nêu rõ các điều khoản, quy định về xử lý, tuỳ theo từng mức độ vi phạm của từng trường hợp cụ thể…  
Theo nhiều doanh nghiệp sản xuất xe máy, chỉ với những biện pháp này thì khó có thể ngăn chặn triệt để các hành vi vi phạm, nhất là việc xác định và xử lý đối với các nhà sản xuất, doanh nghiệp cố tình vi phạm vẫn chưa rõ ràng hoặc quá nhẹ. Một số doanh nghiệp cho rằng, ngoài việc tăng hình thức xử phạt, điều cơ bản để ngăn chặn tình trạng này phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, nhất là các lực lượng công an, đăng kiểm, sở hữu công nghiệp và quản lý thị trường. Nếu các đơn vị trên lưu tâm đến vấn đề này thì xe vi phạm kiểu dáng khó có thể lưu thông trên thị trường bởi hồ sơ kiểu dáng công nghiệp các đơn vị này đều nắm chắc.
(Theo DĐDN)

1gom