Khi người phụ nữ có thai, cùng với sự sinh trưởng phát triển của thai nhi, trong cơ thể người mẹ có một loạt thay đổi. Vì sức khỏe của người mẹ, hãy làm tốt công tác bảo vệ sức khỏe, để thích ứng với những thay đổi này. Về phương diện hô hấp, để chống thủy thũng, sưng màng dính của khí quản, mũi họng…dẫn đến cảm cúm nên chú ý ăn mặc phù hợp theo mùa, không nên để mặc nóng quá hoặc lạnh quá, tích cực tham gia các hoạt động chân tay nhẹ nhàng, chống bị cảm cúm. Để cải thiện tình trạng mô hoành cách bị thai đẩy lên cao, phần dưới của phổi bị ép phải dịch lên, khoang ngực bị thu hẹp lại, dẫn đến tình trạng thở gấp, khoang màng phổi không thông suốt, do vậy không được thắt eo lưng chặt, càng không được mặc áo bó ngực, khi nằm có thể gối cao đầu.
Về phương diện tiêu hóa, tùy theo đặc điểm từng người trong thời gian thai nghén, việc ăn uống phải thanh đạm mà giàu chất dinh dưỡng, ăn ít và ăn nhiều bữa. Nếu vì bụng to lên, bị tử cung đè vào mà làm cho lượng acid trong dạ dày bị dồn ngược lên trên, khiến họng và thượng phúc (bụng trên) bị nóng, có thể uống một ít thuốc dạ dày có tính kiềm. Nếu chưa kịp mua thuốc, có thể thay bằng nửa cốc sữa.
Ngoài ra, do ít hoạt động, đường ruột hay bị đầy hơi và sức co bóp yếu, dễ gây đầy bụng và táo bón, vì thế nên ăn nhièu rau, hoa quả, mới đièu hòa được đường ruột và dạ dày. Về phương diện tuần hoàn máu nên ăn nhiều thưc ăn có chất sắt như gan, lòng đỏ trứng v.v…để tăng lượng hồng cầu trong máu. Nếu do tim phải hoạt động quá nhiều, thấy tim hoảng hốt, nhảy loạn xạ nên thường xuyên ăn nhãn nhân hạt táo chua có thể giúp cho tỳ khỏe lên.
Hơn nữa, do thai nhi dài ra và tử cung ngày càng to lên đè vào đường trở về của tĩnh mạch xương chậu, khiến máu của tĩnh mạch chi dưới khi chảy về bị cản trở. Khi hai bên đùi non và bắp chân xuất hiện những đoạn tĩnh mạch căng phồng, có thể ăn nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi tất căng hoặc mặc quần mỏng sát người v.v…
Nếu máu chảy về tĩnh mạch chi dưới, khó khăn nếu đứng quá lâu, cổ chân bị xuống máu (phù to) cách tốt nhất là ngồi bệt xuống, chân gác cao lên, có thể giúp cho máu ở chân chảy trở về hòa vào vòng tuần hoàn của cơ thể.
Nếu tử cung tiếp nhận một lượng máu cung cấp lớn nhưng máu cấp cho chi dưới và xương sống lại quá ít, khi thấy mệt mỏi nên chú ý nghỉ ngơi và ngủ cho đầy đủ. Về phương diện tiết niệu nếu xét nghiệm nước tiểu, thấy trong nước tiểu, có albumin và đường, nên thường ăn các loại thuốc như câu khởi tử thì sẽ giúp cho việc làm giảm albumin và đường.
Về làn da và tuyến mồ hôi, sau khi có thai, do có sự thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể, tuyến mồ hôi tiết ra nhiều nên người phụ nữ có thai thường thấy có nhiều mồ hôi. Lớp mỡ dưới da cũng dày lên, tóc cảm thấy có nhiều dầu hơn, vì vậy nên chú ý thường xuyên gội đầu, lau người, giữ sạch đầu tóc và làn da.
Về bầu vú, cùng với sự tiến triển của thai, bầu vú dần dần lớn lên và căng to, đầu vú tiết ra một số chất và dễ bị kết tụ tích bẩn lại, cho nên lúc đó phải thường xuyên lau rửa bầu vú và đầu vú, giữ cho vú sạch sẽ. Có thể mặc áo coóc-xê nhưng phải điều chỉnh cho vừa, rộng rãi mới thích hợp, không được nén chặt bầu vú. Nếu đầu vú bị tụt sâu vào thì trên các coóc xê nên lót thêm một cái nịt vú, để thúc cho đầu vú lồi ra.
Tóm lại, sau khi có thai, trong cơ thể người phụ nữ có thai thay đổi rất nhiều, nhưng chỉ cần quan sát cặn kẽ, làm tốt việc giũ gìn sức khỏe thì sẽ an toàn vượt qua thời kỳ có thai.
(còn tiếp)