400 câu hỏi nữ giới cần biết (phần 242)

Việc hình thành phẩm chất đạo đức của trẻ đòi hỏi phải có một quá trình nhất định. Trước tiên là giáo dục nhân thức phải, trái, đúng, sai, thiện cảm đối với sự vật này, để phát triển thành thói quen hành vi và ý thức đạo đức của chúng. Vì thế, làm cha mẹ phải biết gây ảnh hưởng, truyền cảm, gợi mở hướng dẫn, thuyết phục và uốn nắn, bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp cho con cái mình bằng mọi cách theo tiêu chuẩn đạo đức xã hội.
Tâm hồn trẻ chân thật, trong sáng, ngây thơ. Việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt đẹp ngay từ bé có vị trí rất quan trọng. Sau 1 tuổi nên khuyến khích trẻ tiếp xúc với các bạn nhỏ tuổi, thông qua các hoạt động vui chơi bồi dưỡng cho trẻ tình cảm vì nhau, giúp trẻ hòa vào với mọi người, xây dựng quan niệm đoàn kết hữu ái. Khi chơi, cần giáo dục trẻ không được ném đồ chơi đi, chỉ chơi có một mình. Khi trẻ từ 1,5 đến 2 tuổi, hãy dậy trẻ ăn nói lễ phép với mọi người, thấy người thì chào, không đánh nhau khi chơi với các bạn. Khi trẻ lên 2 đến 3 tuổi hãy dạy trẻ biết thương yêu, biết đồng tình với người khác, tôn trọng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người lớn tuổi. Hãy gợi ý trẻ đem chia thức ăn cho các bạn nhỏ cùng ăn, dạy trẻ biết chú ý lắng nghe lời người lớn nói, biết làm việc chăm chỉ khi được sai bảo. Sau 3 tuổi, dạy cho trẻ bắt đầu biết một số quan hệ giữa người với người, phân biệt cái tốt cái xấu của một số sự việc, vì thế có thể cho trẻ làm một số việc mà chúng có thể làm được giáo dục cho trẻ có phẩm chất tốt đẹp, yêu quý các đồ vật chung, yêu lao động, bồi dưỡng cho trẻ các phẩm chất ngăn nắp nề nếp, ăn nói, lễ phép, dũng cảm, thành thực.
Khi trẻ đến tuổi nhi đồng bắt đầu đi học, cuộc sống có một bước thay đổi, biết được nhiều thứ và cũng nắm được chuẩn mực phán đoán tốt xấu, những vẫn chưa thạo về những vấn đề suy xét mang tính lý tính, tính tình còn chưa ổn định, dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh như đánh chửi người, làm một số việc không lễ phép nên phải nắm sát việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Làm bố mẹ cần phải biết hạn chế nói nhiều đến những đạo lý to tát mà phải thường xuyên làm tấm gương tốt và tạo ra một môi trướng sống tốt đẹp cho trẻ. Nhìn chung, muốn bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho trẻ, phải bắt tay nhau vào từ nhiều mặt. Đối với trẻ nhỏ, nên bớt những đạo lý to lớn trống rỗng, chủ yếu là bồi dưỡng uốn nắn từ hành vi thói quen. Trẻ lớn hơn có thể giảng giải một chút đạo lý, hãy biểu dương khen ngợi những việc làm đúng của chúng, nhẫn nại giải thích và phê bình những việc làm sai, giúp cho chúng dần dần nhận thức được chân-thiện-mỹ, giả dối-ác độc và những thói xấu trong cuộc sống. Muốn xây dựng phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho trẻ, các bậc làm cha, làm mẹ phải lấy mình làm gương tốt để tác động tới trẻ. Sức mạnh của tấm gương lớn vô cùng to lớn, cho nên làm bố mẹ còn phải biết nêu ra một số nhân vật mẫu có lý tưởng cao quý và có phẩm chất ưu tú, kích thích nhiệt tình học tập của chúng. Ngoài ra, cũng có thể rèn luyện tình cảm cho trẻ, bồi dưỡng tính cách, khêu gợi hành động.
267. Khắc phục tính bướng bỉnh của trẻ như thế nào?
Tính bướng bỉnh của trẻ không phải là tính cách bẩm sinh. Ngoài một số nhân tố xã hội ra, phần lớn đều có quan hệ tới những điều không thích hợp trong giáo dục ở nhà. Chẳng hạn như quá chiều chuộng trẻ, những thứ trẻ không được cầm đến người lớn vẫn cứ cho trẻ cầm, những cái không được phép, người lớn vẫn đưa cho trẻ, lâu dần dần thành quen, bèn tạo nên tật bướng bỉnh. Nếu một khi không đáp ứng được yêu cầu của trẻ, trẻ bèn khóc tướng lên, không ăn cơm, làm ầm ĩ lên. Ngược lại, nếu thiếu sự quan tâm chăm sóc cần thiết đối với trẻ, nếu có ông bố, bà mẹ tính khí nóng nảy, không chịu nghe những đề nghị hợp lý của trẻ, hơi một tí không vừa lòng là đánh trẻ, như vậy sẽ làm cho tính khí của trẻ nóng nảy, sinh bướng bỉnh.
Có ông bố, bà mẹ cảm thấy năng lực của trẻ kém cỏi, thường thô bạo trách móc mắng chửi, như vậy dễ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, khiến chúng cảm thấy xa lạ với gia đình. Lại có trường hợp phương pháp giáo dục của hai bố mẹ không thống nhất nhau, nếu bố nghiêm khắc thì mẹ chiều chuộng, trẻ phải chịu áp lực của một bên, nhưng lại được bên kia cho xả hơi, lâu dần thành quen, đều có thể làm cho trẻ trở nên bướng bỉnh. Ngoài ra, cũng có trẻ vì không được nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ không đủ, sức khỏe không tốt, cũng dễ cáu bẳn. Sau khi thấy trẻ có tính bướng bỉnh, trước tiên không được sốt ruột, hãy quan sát kỹ càng, tìm rõ nguyên nhân, kịp thời nhắc nhở và nhẫn nại giảng giải rõ ràng làm thế nào mới được coi là một đứa trẻ ngoan. Có rất nhiều cách nhắc nhở và giải quyết, chẳng hạn như khi phát hiện thấy trẻ định khóc để ép đạt đến mục đích của nó, trước tiên hãy làm cho trẻ thay đổi thái độ, sau đó mới đáp ứng yêu cầu hợp lý của nó.
Ví dụ khi đến trước cửa một cửa hàng, để đòi mua được một cái gì đó, trẻ ì ra đứng khóc ở cửa thì hãy bắt trẻ đứng dậy, không được khóc, sau khi lau khô nước mắt thì mới mua, rồi lại nói rõ với trẻ rằng khóc là sai. Hãy thay đổi mục tiêu trước, sau đó lại nhắc nhở trẻ cũng rất có ích. Khi trẻ khóc giụi mắt, biết rõ là trẻ đang dở tính ương bướng, nhưng có thể tỏ vẻ quan tâm hỏi : ”Sao thế, bụi bay vào mắt à, lại đây mẹ xem nào”. Như vậy vừa thể hiện sự quan tâm của người làm cha, làm mẹ, cũng có thể lái sự quan tâm của trẻ sang hướng khác. Sau khi trẻ hơi bình tĩnh trở lại, mới hỏi rõ tình hình, kiên nhẫn giảng giải cho trẻ. Có thể áp dụng biện pháp “lấy lạnh làm nguội nóng”, ví dụ khi trẻ hấp tấp chạy tới, người lớn phải bình tĩnh, lạnh lùng một tí, không thèm để ý đến chúng, đợi một lát, sau khi tâm trạng nôn nóng của trẻ dịu xuống, mới hỏi xem có chuyện gì. Nếu trẻ nôn nóng mà bạn cũng nóng ruột thì sẽ đòi hỏi trong lúc dở tính bướng cần dứt khoát từ chối, không để co chúng có một chút hy vọng gì, nhưng nhất thiết không được để buột ra những câu như “không ăn cơm”, “để mẹ đuổi cút đi”… Đối với những đòi hỏi hợp lý của trẻ, hãy cố gắng đáp ứng, nếu thực tế không làm được, cũng phải giảng giải rõ lý do. Tóm lại, chỉ cần bố mẹ nhẫn nại gợi ý giáo dục, tính bướng bỉnh, tùy hứng của trẻ sẽ thay đổi.
  (còn tiếp)

1gom