Tổng thống Bush làm “học viên” chính sách đối ngoại

T
Tranh biếm họa của Michael Elins.

Những “giảng viên” không phải là thành viên chính phủ bao gồm chuyên gia về Nga, Michael McFaul thuộc viện Hoover; Giám đốc Ngân hàng Đầu tư (thuộc Đảng Dân chủ) Felix Rohatyn, từng giữ chức Đại sứ ở Pháp dưới thời cựu tổng thống Bill Clinton; tác giả người Anh Timothy Garton Ash và nhà báo Lionel Barber, chuyên gia về châu Âu của tờ Financial Times.
Ngày 31/5. Vừa uống nước ngọt, các vị khách vừa cảnh báo với Tổng thống về “tư tưởng đơn phương” của chính quyền mới. Tổng thống Bush công nhận là ông “đã có một khởi đầu sai lầm” đối với các nước châu Âu. Nhưng ông vẫn bảo vệ ý định tiếp tục triển khai hệ thống tên lửa quốc phòng (NMD). “Ông ấy giống như ông Reagan, nhưng thiếu sức thu hút”, một vị kể lại.
Tổng thống Bush, sẽ có chuyến đi tới châu Âu vào ngày mai (12/6), không phải là vị tổng thống duy nhất hiểu biết không nhiều về nước ngoài. Ronald Reagan, năm 1984, trước khi tới Trung Quốc, cũng phải giở sách tranh Địa lý Quốc gia ra xem. Và sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp Tổng thống Bush. Khi lựa chọn nội các, ông đã khôn ngoan dàn xung quanh mình những người dạn dày kinh nghiệm và đầy ý chí. Vấn đề là ở chỗ cân bằng chính sách.
Vì Tổng thống không nắm vững về các vấn đề đối ngoại, quan điểm quốc tế của chính phủ cứ chao qua chao lại, xung quanh hai “tướng lĩnh”: Ngoại trưởng Colin Powell và Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld. Hai vị này luôn trong thế giằng co muốn áp đảo các quan điểm của mình. Vậy là, Chính phủ mới từ chỗ coi thường các hiệp ước quốc tế trong những tháng đầu tiên tới chỗ tìm cách xoa dịu các nước đồng minh đang bất mãn.
Trọng tài giữa hai vị kia là bà Codoleeza Rice. Vị cựu hiệu trưởng trường Stanford 46 tuổi này rất được ông George Bush lắng nghe và tôn trọng. Điều này có lẽ xuất phát từ thói quen tin tưởng những phụ nữ có tính cách mạnh mẽ của Tổng thống: vợ ông, mẹ ông, rồi người chuyên trách thông tin, Karen Hughes.
Ông Bush vẫn thường mời vị cố vấn an ninh của mình tới Trại David hay trang trại ở Texas vào dịp cuối tuần. Không chỉ có chung sở thích bóng chày với Tổng thống, bà còn khiêm tốn, tế nhị và trung thành, những phẩm chất tối quan trọng đối với ông Bush.
Dưới sự giám sát của bà Rice, chính sách của Tổng thống trong 5 tháng đầu tiên chỉ có một mục tiêu duy nhất: khác với Clinton. Trong khi ông Clinton dành rất nhiều cố gắng để đạt được một hiệp ước hoà bình ở Trung Đông, ông Bush nhấn mạnh Mỹ sẽ không can thiệp. Các nhà ngoại giao của ông Clinton thì vận động quan hệ ngoại giao với CHDCND Triều Tiên, còn ông Bush cho dừng đàm phán. Chính quyền mới còn từ chối ký Nghị định thư Kyoto về vấn đề trái đất nóng lên, vốn được cựu phó tổng thống Al Gore, cũng là đối thủ tranh cử Tổng thống năm 2000, thương thuyết năm 1997.
Việc quan trọng nhất trong chuyến đi châu Âu lần này của ông Bush sẽ là cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/6. Bà Rice, hiểu rõ Nga như lòng bàn tay, chắc chắn đã chuẩn bị kỹ cho ông. Trong buổi học của mình, Tổng thống hỏi đi hỏi lại các giảng viên: “Động cơ của ông Putin là gì?” và tuyên bố “sẽ nhìn thẳng vào mắt” Tổng thống Nga. Xem ra, ông tràn trề niềm tin ở khả năng thuyết phục của mình. Chúng ta hãy cùng chờ xem.
Minh Châu (theo Newsweek, 11/6)

1gom