Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh do buồng trứng và các bộ phận khác trong bộ máy sinh dục bị thoái hóa, tuyến vú cũng theo đó có một số thay đổi tương ứng, chẳng hạn như tổ chức tuyến vú bị teo tóp, trở nên cứng, mỡ tích đọng lại trong vú làm thể tích trong vú to ra. Có một số phụ nữ thì vú hoàn toàn bị teo đi, chỉ còn lại đầu vú và lớp da, xung quanh đầu vú mọc một ít lông thưa thớt… Nhưng những bệnh hay gặp vào lúc này là hay mọc những búp nhỏ ở tuyến vú hoặc bị bệnh túi tuyến sữa mạn tính, biểu hiện là mọc những cục cứng lớn nhỏ không đều nhau ở một bên hoặc cả hai bên vú, nhỏ thì bằng hạt đậu xanh, lớn thì thành cục, không dính liền với da, phân ranh giới rõ ràng với các tổ chức xung quanh, có thể di động. Khi bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh, người phụ nữ đều cảm thấy ngực bị căng đau khi tới kỳ kinh nguyệt hàng tháng, hết kinh nguyệt thì thấy dễ chịu hơn, đó sự thay đổi bệnh lý lành tính. Thế nhưng ở những phụ nữ bị mọc những cục nhỏ ở vú, khả năng phát sinh bệnh ung thư vú thường cao gấp 3-4 lần phụ nữ bình thường. Cho nên khi thấy xuất hiện những u cục nhỏ nổi lên ở vú, phải thường xuyên đến bệnh viện khám.
Căn bệnh ở vú gây nguy hại rất lớn tới sức khỏe phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh là ung thư vú. Chất bên trong của khối u ở bệnh ung thư vú khá cứng, không giới hạn phạm vi, đa số là một cục đơn, lớp da bao phủ bề mặt tuyến vú biến đổi giống như bề mặt vỏ quýt, khối u dính liền với da. Khi nâng đầu vú lên trên, có thể nhìn thấy lớp da trên bề mặt tuyến vú bị kéo và có lô lõm sâu vào. Đầu vú teo thụt vào trong. Có người lấy tay bóp đầu vú có thể có dung dịch lẫn máu hoặc chất nước dính chảy ra. Những bệnh nhân bị ung thư nặng hoặc đã vào giai đoạn cuối còn có thể hạch sưng to ở hốc nách hoặc di chuyển sang các chỗ khác. Tỷ lệ phát bệnh ung thư vú rất cao. Trong số những bệnh nhân ung thư của nữ giới, bệnh ung thư vú chiếm vị trí thứ hai, vì thế càng cần phải chú ý cao độ.
203. Vì sao phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh dễ bị mắc bệnh đái đường? Biểu hiện ban đầu có những dấu hiệu gì?
Phụ nữ đến độ tuổi mãn kinh, do chức năng buồng trứng suy thoái, nội tiết tố oestrogen được tiết ra ít hẳn đi, cơ năng sinh lý của các tuyến nội tiết khác cũng có những biến đổi rõ rệt, mức độ hormon glucocorticoid tạm tăng vọt lên, sự trao đổi lipit bị rối loạn, sự trao đổi đường cũng bị rối loạn, cộng với các nhân tố như ăn nhiều, hoạt động ít, đều có thể gây ra bệnh đái đường. Hơn nữa, cộng thêm với việc tuyến giáp trạng của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh sưng to lên, cơ năng sinh lý hoạt động quá mức bình thường, gây rối loạn quá trình trao đổi đường cũng có thể dẫn đến bệnh đái đường. Cho nên phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh hay mắc bệnh đái đường.
Có nhiều dấu hiệu sớm cho thấy bạn có thể đã mắc bệnh đái đường ở độ tuổi mãn kinh chẳng hạn những phụ nữ ở độ tuổi 40 trở lên thích ăn đường mà người lại béo phì, eo lưng phình to hơn, cả vòng mông. Nếu tỷ suất giữa eo lưng với vòng mông lớn hơn 0,85 thì chứng tỏ sự trao đổi chất đường trong cơ thể rất khác thường. Cũng có người do dòng họ có tiền sử bị bệnh đái đường, đã sinh ra thai cực đại, đã từng mắc bệnh cao huyết áp, bệnh mỡ trong máu cao, bệnh về động mạch vành, bệnh xơ cứng động mạch, đã từng bị phù, bị ghẻ mãi không khỏi, bị bệnh ngoài da, bị bệnh ngứa âm đạo khó khỏi, bị viêm âm đạo. Có người thì có biểu hiện nước tiểu đọng trên đáy quần lót có dấu vết kết tinh máu trắng, phân lỏng mà keo dính khó sạch khi dính ở hậu môn (điều đó chứng tỏ có nhiều thành phần đường trong nước tiểu và phân). Cũng có người cảm thấy mệt mỏi không còn sức, trước khi ăn cơm tâm trạng hoảng hốt khác thường, cơ thể suy nhược, ra nhiều mồ hôi… Nếu một phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, tự theo dõi mình thấy bị mắc một hoặc mấy biểu hiện đã nêu ở trên thì nên đến gặp bác sĩ kể rõ và khám xét nghiệm máu và nước tiểu, để sớm phát hiện xem mình có bị bệnh đái đường hay không? Việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn sớm điều trị.
(còn tiếp)