NSND Mẫn Thu: ‘Tôi tin tưởng vào lớp diễn viên tuồng trẻ’

a
NSND Mẫn Thu.

Mẫn Thu sinh ra và lớn lên ở Yên Phong, Bắc Ninh. Cha chị là một nghệ nhân tuồng ở địa phương, nên từ nhỏ chị đã theo cha đi xem các đội tuồng nghiệp dư biểu diễn. Năm 1959, Nhà nước mở khóa đào tạo tuồng đầu tiên, chị dự thi và trúng tuyển. Cùng lớp với chị thời đó có nghệ sĩ Diễm Lan, Chu Thị Thịnh, những gương mặt sáng giá một thời.

– 1960: Bằng khen cho vai vợ của Ngô Quyền trong vở diễn cùng tên tại liên hoan Sân khấu truyền thống. – 1965: HCV cho vai cô Mười trong Má Tám tại liên hoan Sân khấu toàn quốc. – 1970: HCV cho vai cô Thanh trong vở Đề Thám. – 1985: HCV cho vai chị Đức trong vở Hoàng hôn đen. – 1990: HCV chovai Thứ phi trong vở Triệu Đình Long cứu chúa.

Với chất giọng trời cho và tình yêu tuồng từ bé, chị nhanh chóng nổi lên là một trong những sinh viên xuất sắc của khóa. Chị được các nghệ nhân nổi tiếng thời đó như NSND Bạch Trà, NSND Quang Tốn trực tiếp truyền nghề. Trên sân khấu, cả thầy và trò cùng tham gia biểu diễn, sau đó lại cùng góp ý cho nhau. Vì thế, vai diễn tốt nghiệp của chị được thầy cô và bạn bè trong nhà hát hoan nghênh và đánh giá cao.
Mẫn Thu luôn dành nhiều tâm huyết để sống và hóa thân vào nhân vật. Chị tâm đắc nhất vai cô Thanh trong Đề Thám. Vai diễn này của chị đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt ở cả trong và ngoài nước. Năm 1984, Mẫn Thu được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT và 5 năm sau là danh hiệu NSND. Đó là những ghi nhận xứng đáng cho tài năng và đóng góp của chị.
Mẫn Thu thường xuyên tham gia các khóa đào tạo diễn viên trẻ. Các thế hệ học trò của chị như Minh Gái, Hương Thơm… đều đã trở thành gương mặt tiêu biểu của sân khấu tuồng Việt Nam.
Năm 1997, sau gần 40 năm đứng dưới ánh đèn sân khấu và gắn bó với nhà hát tuồng Việt nam, NSND Mẫn Thu đã lui về nghỉ hưu. Giờ đây, chị mới có điều kiện toàn tâm chăm sóc cho mái ấm gia đình sau bao năm tháng sống và cống hiến cho nghệ thuật.
(Theo Màn Ảnh Sân Khấu)

1gom