Việc đầu tiên sau khi bạn về đến nhà là tháo bỏ giày và tất cho thoáng. Lúc tắm, nên rửa chân xà phòng, dùng bàn chải cọ kỹ các kẽ ngón để tránh vi khuẩn gây bệnh. Sau khi đi mưa về nên rửa chân luôn. Tại bể bơi, nhất thiết phải đi dép đến sát thành bể. Bạn cần có đủ bộ dưỡng chân gồm dụng cụ cắt dũa móng, đá kỳ sống để massage cho phần da bàn chân bị thô, đá kỳ tắm để hạn chế lông tơ cẳng chân, kem dưỡng da chân. Trong khi tắm hoặc lúc rảnh rỗi, nên xoa bóp da bàn chân cho thông mạch máu (bôi đậm kem ở phần trước và sau đầu gối). Nước hoa xịt bàn chân phải tìm đúng loại khống chế mồ hôi. Mùa đông, không được hơ chân lâu bên bếp lửa; còn mùa hè nên đi dép kín để tránh nắng. Khắc phục một số khiếm khuyết hoặc bệnh lý Nếu gót chân khô nứt, nên dùng loại kem trị chứng này. Có thể điều trị thêm bằng cách ngâm phần gót vào nước ấm có hòa 2 thìa sodal; hoặc lấy nước 1 củ hành tây rồi đắp lên trên phần da nứt nẻ, dùng gạc bó chặt, sáng hôm sau mở ra rửa sạch. Tránh tắm và rửa chân bằng nước nóng quá. Chai chân là bệnh khó chữa và tùy thuộc cơ địa từng người. Với chai mới và nhỏ, có thể dùng cách chữa dân gian là đắp là tía tô, tỏi giã dập hoặc chà mã thầy tươi, cuống quả bầu cắt vát; sau 7-10 ngày sẽ tan dần. Với vết chai lâu năm, cần phải đến bác sĩ làm tiểu phẫu cắt đi mới hết hẳn. Đầu gối đen có thể khắc phục bằng cách bôi kem làm ẩm liên tục. Ngoài ta có thể dùng kem làm trắng để hạn chế thâm, hoặc hằng ngày xoa nước củ cải giã nát, đắp dưa chuột lên phần da mốc. Khi xoa kem dưỡng, nên chống đầu gối để da căng, giúp thấm hút tốt hơn. Với cẳng chân nhiều lông, nếu dùng dao hoặc máy cạo, cần xoa kem bọt cho mềm da trước và sau khi cạo. Có thể dùng kem chuyên làm rụng lông tơ như Veet nhưng không nên dùng liên tục. Nếu có bệnh chân bẹt (bàn chân bè ra, các ngón cong vêu, xô lệch do đi giày cao gót và chật nhiều năm), cần đi chỉnh hình, nắn lại chân và đổi loại giày khác, không đứng nhiều. (Theo Mỹ Phẩm) |