Phát ngôn viên của FBI cũng từ chối bình luận. Phó Tổng thống Cheney nói rằng, cho dù đó là sự thật, ông cũng “không có quyền phát biểu về việc này” và cần phải có một đánh giá đầy đủ về tác hại những việc làm Robert Hanssen, bị bắt ngày 18/2, đã gây ra. Đường hầm bí mật Theo một bài báo trên tờ New York Times, FBI (Cục Điều tra Liên bang) và NSA (Cục An ninh Quốc gia) đã quản lý đường hầm này, ước tính tốn kém vài trăm triệu đôla, trong một phần chương trình nghe trộm tinh vi, nhằm tìm hiểu về các cơ sở và nhân viên của Liên Xô và sau này là Nga ở Mỹ. Một cựu quan chức phát biểu với The Washington Post là năm 1995, khi đường hầm từ lâu đã không còn cung cấp những tin tức hữu ích nữa, Chính phủ liên bang vẫn chi những khoản tiền lớn cho việc bảo dưỡng. Quan chức này cũng tiết lộ là lối vào đường hầm được giấu trong một toà tháp gần khu Đại sứ quán Liên Xô, bây giờ là Đại sứ quán Liên bang Nga. Vị trí của nó ở trên đồi Alto, giữa đại lộ Winsconsin và đường Tunlaw. Khu vực Đại sứ quán được xây dựng ở Washington vào những năm 70 và 80, nhưng không được tận dụng, sau khi Mỹ và Liên Xô có bất đồng xung quanh những lời cáo buộc là toà nhà Đại sứ quán của Mỹ ở Mátxcơva đã bị gài máy nghe trộm. Mãi tới khi sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga mới sử dụng hết khu vực này. Robert Hanssen
Robert Hanssen, nhân viên FBI trong 25 năm, một chuyên gia phản gián, đã bị bắt vào tháng trước và bị buộc tội làm điệp viên cho Mátxcơva từ năm 1985. Theo tài liệu của FBI trong vụ Hanssen, ông đã “phá hoại toàn bộ một chương trình kỹ thuật có giá trị, chi phí khổng lồ và rất quan trọng đối với Chính phủ Mỹ”. |