400 câu hỏi nữ giới cần biết (phần 227)

Những người có tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nói việc sinh con trai hay con gái là do phía nữ quyết định, thậm chí khi người vợ sinh con gái, người chồng bèn oán giận vợ “không có khả năng”, điều này không công bằng. Bởi vì việc sinh con trai hay sinh con gái là do quy luật bên trong của sự kết hợp giữa tinh trùng với trứng quyết định. Mọi người đều biết hạt tế bào sinh vật đều chứa một chất gọi là “nhiễm sắc thể”. Nhiễm sắc thể trong hạt tế bào của con người có 46 con, làm thành 23 cặp, trong đó 22 cặp là những cặp “quyết định di truyền thể chất” được gọi là “nhiễm sắc thể thường”, một cặp là cặp “quyết định giới tính nam nữ” được gọi là “nhiễm sắc thể giới tính”. Những cặp nhiễm sắc thể thường của cả hai bên nam và bên nữ đều giống nhau nhưng nhiễm sắc thể giới tính thì khác nhau. Nhiễm sắc thể giới tính của nữ giới hoàn toàn như nhau, y học dùng ký hiệu XX để biểu thị. Còn hai nhiễm sắc thể giới tính của nam giới thì lại khác nhau, y học dùng ký hiệu XY để biểu thị. Trong quá trình trứng đang chín, khi một tế bào trứng mẹ tách ra làm hai tế bào trứng con, hai tế bào trứng con này đều mang nhiễm sắc thể giới tính X. Còn trong quá trình tinh trùng đang hoàn thiện, một tế bào tinh trùng mẹ tách ra làm hai tế bào tinh trùng con,thì có một tế bào tinh trùng con mang nhiễm sắc thể giới tính X và tế bào tinh trùng kia mang nhiễm sắc thể giới tính Y. Trong tình hình bình thường,hai loại tinh trùng này đều đồng thời tồn tại trang tinh dịch. Khi trứng thụ tinh, nếu do tinh trùng mang nhiễm sắc thể X hoàn thành, thì trứng thụ tinh mang hai nhiễm sắc thể giới tính X, thai phát triển thành bé gái. Nếu tinh trùng kết hợp với trứng mang nhiễm sắc thể giới tính Y, thì trong trứng thụ tinh có hai nhiễm sắc thể giới tính X và Y, thai phát triển thành bé trai; Từ đó có thể thấy, mấu chốt của việc quyết định giới tính của thai là ở chỗ trong tinh trùng kết hợp với trứng có nhiễm sắc thể là X hay là Y. Còn nguyên nhân nào đã quyết định trứng kết hợp với tinh trùng có nhiễm sắc thể X hay kết hợp với tinh trùng có nhiễm sắc thể Y thì hiện nay vẫn chưa làm rõ được.
Nhìn chung đều cho rằng có thể là một vấn đề cơ hội. Cho nên đổ mọi trách nhiệm sinh con trai hay con gái cho một bên là không xác đáng. Thông thường,người ta cứ tính 4 tuần là một đơn vị tuổi thai để tiến hành miêu tả sự lớn lên của thai. Trứng thụ tinh phát triển trong tử cung, đến cuối tuần thứ 4 thì bắt đầu chuyển sang giai đoạn phôi thai, cuối tuần thứ 8 đã bắt đầu có hình hài con người, đầu thai dường như là một nửa của cơ thể thai, có thể nhìn thấy mắt, tai, mồm, mũi, tứ chi. Cuối tuần thứ 10 thì chuyển sang giai đoạn thai nhi, bộ máy sinh dục ngoài đã hình thành. Cuối tuần thứ 16, người phụ nữ có thai tự cảm thấy thai máy, và cũng là lúc có thể phân biệt được con trai hay con gái.
239. Độ tuổi sinh đẻ tốt nhất của nữ giới là bao nhiêu?
Luật hôn nhân nước ta quy định độ tuổi kết hôn, nam không được cưới trước 22 tuổi, nữ không được cưới trước 20 tuổi.Nhưng đây chỉ là độ tuổi thấp nhất mà pháp luật quy định, chứ không phải là độ tuổi tốt nhất. Bởi vì thanh niên 20 tuổi, tinh lực đang dồi dào, trí nhớ mạnh, ý muốn ham hiểu biết cao, là thời kỳ tốt nhất để phấn đấu học tập, nỗ lực công tác. Đứng về góc độ y học mà nói, các bộ phận trong toàn cơ thể, nhất là bộ máy sinh dục thường sau tuổi 20 mới dần dần hoàn thiện.Còn việc canxi hóa toàn bộ khung xương và răng thì phải sau tuổi 23 mới hoàn thành. Nếu có thai sớm, do mẹ con đòi hỏi cùng tranh nhau đòi hỏi dinh dưỡng, thì sẽ gây nên tình trạng cung không đủ cầu dinh dưỡng. Như vậy không chỉ làm cho cơ thể mẹ bị thiếu dinh dưỡng, mà còn dễ mắc các bệnh thiếu máu, phù thũng, mềm xương…Hơn nữa, tất ảnh hưởng đến sự lớn lên và phát triển bình thường của thai nhi.
Theo tài liệu thống kê khoa học cho biết: sản phụ dưới 20 tuổi sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn sản phụ sinh con ở độ tuổi từ 25~35 là 50%, những cũng nên tránh sinh con quá muộn. Thông thường nữ thanh niên không nên quá 30 tuổi, nhất là không thể sinh con ở độ tuổi quá 35. Độ tuổi quá lớn, khi mang thai sinh đẻ thường có một số chứng bội nhiễm, chẳng hạn như tử cung co bóp kém, sản sinh kéo dài, sản đạo khác bình thường, ra máu quá nhiều sau khi đẻ…Ngoài ra, sau tuổi 35 chức năng buồng trứng bắt đầu thoái hóa, nhiễm sắc thể trong trứng dễ bị dị tật hơn, dễ gây ra sảy thai, đẻ non, hoặc thai dị dạng. Theo con số thống kê những phụ nữ sinh đẻ ở độ tuổi từ 25~29, cơ hội trẻ bị dị tật bẩm sinh là 1/1500, ở độ tuổi 35~39 thì cơ hội trẻ bị dị tật bẩm sinh là 1/250, 45 tuổi trở lên thì tỷ lệ là 1/60. Cùng với sự tăng tuổi của người mẹ có thai, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị mắc các bệnh này cũng cùng tăng theo. Vì thế, phân tích từ góc độ sinh lý học, sản khoa học và ưu sinh học, độ tuổi sinh đẻ tốt nhất là từ 25~30 tuổi. Thời kỳ này là giai đoạn sức sinh đẻ dồi dào nhất, chất lượng tinh trùng và trứng cũng cao tỷ lệ phát sinh khó đẻ và trẻ bị dị tật, bị thiểu năng cũng thấp, thể chất con cái cũng rất tốt.
(còn tiếp)

1gom