Ngũ vị và sức khỏe

f
Rau cải được xếp vào nhóm thức ăn có vị ngọt. 

Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều của chua sẽ làm rối loạn chức năng hệ tiêu hóa và khiến cho các bệnh viêm loét đường tiêu hóa càng thêm trầm trọng.
Theo Đông y, các vị ngọt, chua, đắng, cay và mặn là những đặc tính cơ bản nhất quyết định vai trò dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh thức ăn. Sau đây là ảnh hưởng của các vị còn lại đối với sức khỏe:
– Vị ngọt: Đông y cho rằng các loại thức ăn như gạo tẻ, gạo nếp, ngô, khoai, đỗ, lạc, thịt gà, thịt bò, thịt lợn, rau cải, rau muống… đều có vị ngọt. Thức ăn vị ngọt có tác dụng nuôi dưỡng cơ thể, điều hòa chức năng tiêu hóa và chống co thắt, giảm đau.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, vị ngọt có tác dụng cung cấp năng lượng, bổ máu, chống co thắt, giải độc, giúp đầu óc tỉnh táo và thêm minh mẫn. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng đường huyết và cholesterol, gây béo phì, bệnh tim mạch và tạo nên tình trạng thiếu canxi, vitamin B1 trong cơ thể, thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến thị lực.
– Vị đắng: Thức ăn có vị đắng như rau cần, rau diếp, gan lợn, trà, cà phê… có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa và táo thấp (làm khô). Nghiên cứu hiện đại cho thấy, thức ăn vị đắng có tác dụng kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, nâng cao sức chống bệnh của cơ thể… Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều những thứ đắng có thể gây mất ngủ, chán ăn và suy giảm chức năng hệ tiêu hóa.
– Vị cay: Những thức ăn có vị cay như tía tô, kinh giới, ớt, hành tỏi… có tác dụng làm ấm, giải cảm, hành khí và hành huyết… Nghiên cứu hiện đại cho thấy, vị cay có tác dụng kích thích nhu động ruột và dạ dày, tăng tiết dịch tiêu hóa, bài trừ tích trệ, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch và quá trình trao đổi chất, sát trùng…
Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều chất cay không những có thể gây tổn hại cho niêm mạc dạ dày mà còn tạo nên trạng thái mất cân bằng mà Đông y gọi là “Phế khí quá thịnh”, dẫn đến các chứng bệnh thuộc hệ tiêu hóa. Những người bị viêm loét dạ dày, đại tiện táo bón, trĩ, suy nhược thần kinh… đều không nên ăn nhiều chất cay.- Vị mặn: Những thức ăn mặn có tác dụng làm mềm chất rắn, làm tan các khối tích như hạch, u, bướu… và thông đại tiện.
Sức Khỏe & Đời Sống

1gom