Theo y học cổ truyền, cá lóc vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, gân xương, trừ đàm (dùng tốt cho những trường hợp bị các bệnh phổi), chữa phụ nữ ít sữa, bồi bổ cho người mới khỏi bệnh vì dễ hấp thu. Theo ẩm thực dưỡng sinh, cá lóc cho tác dụng cao nhất vào mùa hạ để trừ thấp nhiệt do mùa này sinh ra.Chữa trĩ: Cá lóc với lá dấp cáCá lóc 200 g trát đất xung quanh rồi lùi vào đống lửa. Khi thấy đất khô cứng, nứt nẻ là cá đã chín. Bóc bỏ lớp đất, bỏ ruột để ăn với lá dấp cá. Ngoài ra, có thể dùng thêm các loại rau thơm khác, chấm mắm nêm, ăn với bánh tráng.Chữa thận hư nhiễm mỡ: Cá lóc nấu với đậu đỏCá lóc 1 con (250 g) bỏ ruột, nấu với 200 g đậu đỏ cho nhừ. Ăn hết một lần.Làm mát máu, tiêu thũngCá lóc 1 con (250 g), đậu đỏ 500 g, bí đao 200 g, đường phèn 30 g. Nước vừa đủ, lúc đầu nấu bằng lửa to cho sôi, sau đó bớt lửa, hầm nhừ cho đến khi đậu nở. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Ăn cả cái lẫn nước.Thanh nhiệt, điều hòa dạ dày, tiêu thũngCá lóc 1 con (250 g), đậu đỏ 50 g, vỏ bí đao 30 g. Cho vỏ bí đao vào bụng cá rồi nấu với đậu đỏ đã nấu chín, sau 30 phút là dùng được. Ngày dùng 2 lần, ăn cả cái lẫn nước.An thần, ích trí, tiêu thũngCá lóc 1 con (500 g), thịt lợn nạc 120 g, long nhãn 6 g, táo đỏ 6 quả, rượu 20 g; muối, hành, gừng. Rán cá; thịt lợn thái mỏng, táo bỏ hột. Cho nước vừa đủ. Nấu nhừ ăn nóng.Chữa tiểu rắt, nóng đầu ngọc hành, nước tiểu ít và vàngCá lóc 1 con (khoảng 500 g), giá đậu xanh 150 g, cà chua 100 g, me 70 g, gia vị vừa đủ. Thịt cá lóc thái mỏng ướp gia vị; phần đầu và xương luộc lấy nước bỏ bã, nấu chung với các thứ trên. Trái me hoặc lá me giã nhuyễn lấy nước cho vào canh. Nấu chín, thêm gia vị ăn với cơm. Ngày ăn 2 lần trong 1-2 tuần.Bổ nguyên khí, thông tiểuCá lóc 1 con (khoảng 400 g), đông quỳ tử 24 g, hồng sâm 9 g, hoài sơn 30 g, sinh hoàng kỳ 30 g, lấy vải mỏng bọc đông quỳ tử, hồng sâm thái phiến. Cho nước vừa đủ. Nấu lửa nhỏ trong 2 giờ là ăn được (có hoài sơn không nên nấu lâu).Thường dùng sau phẫu thuật tuyến tiền liệt, suy yếu, mệt mỏi, đoản hơi, sắc mặt nhợt nhạt.An thần, sinh tân nhuận phế, kiện tỳ, dưỡng tríBài này dùng phòng chữa mắt thâm quầng, mất ngủ, huyết áp cao chóng mặt, nhức đầu: Cá lóc 1 con (500 g), táo đỏ 10 quả, táo tây (vỏ đỏ) 2 quả gừng tươi 2 lát, gia vị, dầu thực vật. Cá rán với gừng cho thơm. Táo tây gọt bỏ vỏ, hạt; thái miếng nhỏ. Táo đỏ bỏ hạt. Nấu bằng nồi đất. Nấu nước sôi rồi cho tất cả vào, tiếp đến là táo. Nước phải ngập các thứ trên. Đậy kín, nấu 2 tiếng. Cho gia vị, ăn nóng.Dưỡng huyết, chữa tiểu ra máu do tỳ hưCá lóc 250 g thái mỏng, lá tỏi cắt đoạn hầm nhừ, nêm gia vị, chia 2 lần ăn trong ngày.Bổ não, tăng trí nhớ, chữa các bệnh đau đầu, hay quênĐầu cá rửa sạch, vắt chanh để ráo ướp gừng, xì dầu, tương hột, tiêu bột. Hấp cách thủy 2 tiếng. Khi đầu cá chín rắc hành, mùi, gừng thái chỉ lên trên. Chữa viêm mũi dị ứng Đầu cá 150 g, tân di hoa 12 g, tế tân 3 g, bạch chỉ 12 g, gừng tươi 12 g. Các vị thuốc đập dập, tân di bỏ vào túi, buộc miệng. Nấu với nước 2 tiếng.Bổ não an thần, ích khí bổ huyếtĐầu cá lóc 1 cái (300 g), xuyên khung 12 g, hà thủ ô chế 15 g, hoàng kỳ 30 g, táo đỏ 4 quả, gừng tươi vài lát. Đầu cá bỏ mang, táo bỏ hạt, nước vừa đủ. Tất cả cho vào nồi nấu với lửa to. Khi sôi nấu 2 tiếng với lửa nhỏ, thêm gia vị. Thường dùng cho trường hợp cao tuổi lú lẫn, kém trí nhớ, phản ứng chậm, mắt tai kém, sức yếu, mệt mỏi, kém ăn. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) |