Tại sao động vật hoang dã thích “ngoại tình”?

d
Nếu sư tử cái có nhiều bạn tình thì sư tử đực không thể giết con.

Dim Pokehaide, nhà sinh vật học người Anh đã đưa ra nhận định này trong một cuốn sách mới xuất bản của ông, trong đó chỉ rõ, phần lớn con cái thường giao phối với rất nhiều con đực.
Một tổ trứng châu chấu thường là “tác phẩm” của mấy con châu chấu đực. Khi con chim hồng tước non lần đầu tiên mở mắt mở mắt, “người cha” ở bên cạnh mẹ của nó chưa chắc đã là cha đẻ, 76% chim hồng tước con đều có “người cha thứ ba”. Một tổ trứng chim ó thường là kết quả của 500 lần giao phối. Xét nghiệm ADN cho thấy, 54% đười ươi con đều do “chồng trước” của mẹ nó sinh ra….
“Chàng” tự cứu nòi giống mình
Hành vi lả lơi của con cái khiến cuộc cạnh tranh giữa các con đực rất kịch liệt, nếu con đực muốn làm cha để di truyền gene của mình cho đời sau (sinh vật học gọi là thành công tiến hoá), thì nó phải có những thủ đoạn giao phối xảo trá. Trên bộ máy sinh dục của chuồn chuồn đực có rất nhiều lông và những lỗ nhỏ mà trước kia các nhà sinh vật học không hiểu tác dụng, đến nay họ mới biết chúng dùng để khử tinh trùng của các con chuồn chuồn đực khác phóng vào.
Khi con cua giao phối, trước hết con cua đực phóng tinh dịch vào trong túi đựng của con cái. Tinh dịch đó lập tức đông cứng lại biến thành cái van ngăn tinh dịch, mục đích là chặn không cho tinh trùng của các đực đã phóng vào trước đó vào kết hợp với trứng của con cái. Sau khi đã tiêu diệt được “mầm mống” của đối thủ, con đực mới yên tâm xuất tinh.
Tinh hoàn của động vật hoang dã to hay nhỏ cũng liên quan đến mức độ chung thuỷ của con cái: con cái càng hoa lá thì tinh hoàn của con đực càng to, để cho tinh trùng càng có cơ hội bơi tới kết hợp với trứng. Pokehaide cho rằng, những hành vi giao phối kỳ quái đó của động vật là do loạn giao của con cái sinh ra.
“Nàng” vì bản thân và vì con cháu
Vậy con cái được lợi gì trong loạn giao của mình? Lợi ích lớn nhất là bản thân và con của nó càng được nhiều thức ăn và được sự bảo vệ.
Con đực của nhiều loại động vật đều dùng thức ăn để nhử con cái nhằm có cơ hội giao phối với nó. Dế đực thường mang về cho dế cái một số thức ăn giầu protein, điều này rất có lợi cho việc rụng trứng.
Ngoài ra, chỉ có làm như thế con cái và con của nó mới được sự bảo vệ của con đực. Diều hâu trống sau khi giao phối với con diều hâu mái có thể giúp con mái nuôi con. Chim cánh đỏ mái cũng giao phối với rất nhiều con trống, bởi vì mỗi con trống đều cho rằng mình là cha của lũ con, một khi có kẻ địch tới quấy phá thì những người cha đó đều sẵn sàng xả thân để bảo vệ con mình.
Con đực của loài linh trưởng (động vật có tay) và sư tử đực có đặc tính bẩm sinh là giết con, nếu phát hiện trong tổ có những con không phải là con mình, nhưng nếu đười ươi hoặc sư tử mẹ có nhiều bạn tình thì đười ươi đực hoặc sư tử đực không biết con nào là con mình nên không dám giết con, con mẹ có thể nuôi dưỡng được nhiều hơn.
(Theo Khoa Học và Văn Hoá, Trung Quốc)

Close [X]
1gom
1gom