From: Tran Thuy GiangTo: [email protected]: Tuesday, August 03, 2004 2:58 PMSubject: Giam thieu tai nan giao thong, muon thanh cong va “ben vung’ phai lam tu goc ! Lâu nay chúng ta đã từ bỏ thói quen “rất văn minh” từ thời bao cấp là xếp hàng. Điều tưởng chừng đơn giản và hiển nhiên ấy nhưng đã có một thời không ít giấy mực, có người cho rằng đấy là từ diễn giải của Chủ nghĩa Xã hội. Đó là sai lầm nghiêm trọng. Tôi thấy hầu như các nước trên thế giới ở đâu họ cũng xếp hàng, hễ có 2 người trở lên là xếp hàng, mà xếp hẳn hoi, tự giác, không chen lấn, xô đẩy, không “nhờ” xếp hàng. Văn minh và Tôn ti trật tự trong xã hội được thể hiện hết sức mộc mạc thế đó.Bởi thế mọi người đã thành thói quen đến mức khi tham gia giao thông họ cũng xếp hàng, có nghĩa là họ tuân thủ luật, nhìn trước ngó sau, không phóng nhanh, vuợt ẩu, hễ gặp đèn đỏ là dừng và “xếp hàng” chờ để qua cho dù có cảnh sát giao thông hay không. Chẳng vậy mà khi tham gia giao thông không mấy khi bạn nghe tiếng còi xe, vì bóp còi chỉ khi có sự cố hay bất thường hoặc xe cảnh sát hay cấp cứu.
Còn ở nước ta, ra đường cho dù là học sinh, sinh viên hay thậm chí công chức, cán bộ… cứ phóng và vượt, kể cả đèn đỏ hoặc thiếu cảnh sát giao thông. Văn hoá và ứng xử trong khi tham gia giao thông như thế làm gì có pháp luật nào, lực lượng nào kiểm soát, giảm thiểu tình trạng vi phạm được.Tôi nghĩ rằng tiến hành các giải pháp để hạn chế tai nạn giao thông là cần thiết nhưng phải nghiên cứu thấu đáo, tìm nguyên nhân tiềm ẩn thì mới triệt hạ tận cái gốc của tình trạng vi phạm. Chứ nếu cứ ban hành, cứ xử phạt mà ý thức thực hiện không có hoàn toàn theo kiểu bắt buộc làm sao “giảm thiểu và hạn chế được”. Gần đây, nhà nước lại bắt buộc đội mũ bảo hiểm trong cả nước. Các nhà hoạch định đã xem xét kỹ chưa, đã có giải pháp cụ thể và phù hợp chưa mà vội vàng thế, liệu trong vòng có vài tuần đã có đủ mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng chưa, liệu “ngân sách” hàng triệu gia đình có đủ mua sắm mũ cho cả gia đình không?.Tôi thiết nghĩ nếu kế hoạch giảm tai nạn giao thông phải chuẩn bị thật kỹ. Trong chiến dịch tuyên truyền, vận động cần phải huy động các cấp, các ngành tham gia, nhất là ở tổ dân phố, phường xã. Sau đó phải có chế tài và quy định cụ thể, rõ ràng. Đừng xuất hiện kiểu đánh trống bỏ dùi như năm trước mà nguyên nhân là người dân chưa có ý thức chấp hành và các ngành chức năng, kể cả đơn vị sản xuất mũ bảo hiểm cũng làm không đến nơi đến chốn. Đừng để không ít nhà sản xuất, nhà phân phối “đục nước béo cò” làm ảnh hưởng đến quyền lợi người dân, làm cho chủ trương đội mũ bảo hiểm kém hiệu quả do mũ kém chất lượng và quá đắt.