Phương pháp kéo dài chân xuất phát từ Nga với mục đích sửa chữa khiếm khuyết cho những người dị tật bẩm sinh, có 2 chân không bằng nhau. Nhưng hiện nay, ở Trung Quốc, nó trở thành một hạng mục trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ.
Song, đẹp không chỉ để… đẹp mà để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Phải đạt được một chiều cao nào đó mới được tìm được công ăn việc làm. Chính nhà các tuyển dụng cũng biết điều đó là vô lý, người cao chưa chắc đã giỏi hơn người thấp, nhưng số đơn xin việc quá nhiều, cần đưa thêm một “cửa ải” nào đó để gạt bớt. Thì đây chiều cao, vừa hạn chế được số đơn, vừa làm cơ quan thêm “sang trọng” bởi những cặp chân dài.Chấp nhận phương pháp kéo dài chân đồng nghĩa với chấp nhận đau đớn qua các bước phẫu thuật. Trước hết là cố định xương ống chân bằng bộ nẹp kim loại, sau đó phải cắt xương phía dưới đầu gối, rồi vặn vít trên bộ nẹp ấy để kéo dài thêm 1 mm khoảng cách ở chỗ vừa cắt. Xương sẽ tái sinh trám vào chỗ đó. Cơ, dây thần kinh và các mạch máu cũng phát triển theo. Quy trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi đạt độ dài yêu cầu. Để mỗi cm dài ra, phải mất cả tháng để xương cứng lại, rồi tập luyện, hồi phục. Trung bình có thể kéo dài thêm được 9 cm và bệnh nhân phải nằm bất động hàng năm trời. Chi phí cũng không ít, mỗi ca phẫu thuật mất khoảng 3.000 USD hoặc hơn.Kéo dài chân không phải là biện pháp duy nhất song nó có hiệu quả tức thời (sau 1-2 năm) và thích hợp với những người đã qua tuổi trưởng thành, xương không phát triển nữa. Nếu bạn không cao, yếu tố di truyền không phát huy được tác dụng, bạn hãy tận dụng các yếu tố còn lại là dinh dưỡng và tập luyện để tăng chiều cao cho thế hệ sau của mình. Đó cũng là một “tài sản” bạn để lại cho chúng. Sự phát triển của trẻ được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn lớn đều được tính từ thời bào thai đến 10 tuổi đối với nữ và 12 tuổi đối với nam. Trong giai đoạn này, bộ xương dài ra đều đều nếu được nuôi dưỡng đúng cách. Nếu để xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng, sự phát triển chiều cao sau này sẽ bị ảnh hưởng. Khi được ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thì vào cuối giai đoạn này, chiều cao của trẻ sẽ gấp 3 lần lúc mới sinh ra.
Giai đoạn tăng cao bất thường gồm 3 thời kỳ. Ở thời kỳ trước dậy thì (11-13 tuổi ở nữ và 13-15 tuổi ở nam), chiều cao như tăng vọt lên, trung bình mỗi năm 7 cm, chủ yếu ở phần tay chân. Trong thời kỳ dậy thì (13-15 ở nữ và 15-17 ở nam), sức lớn như bị kìm hãm lại (nhưng bề ngang, bề dày phát triển mạnh), chân cao thêm vài cm ở những năm đầu, sau chậm dần. Ở thời kỳ sau dậy thì (tiếp tục cho đến năm 25 tuổi), con người cao thêm không bao nhiêu nữa. Riêng ở nữ, sau 18 tuổi, kể như chiều cao đã dừng lại. Thân hình trở nên cân đối, nở nang.
Trong giai đoạn đang lớn, muốn phát triển chiều cao tốt, không nên quá kiêng khem mà nên “ăn tạp” để cơ thể đủ chất, đặc biệt đủ lượng protein và canxi. Tập luyện thể dục thể thao cũng là phương cách quan trọng để tăng hết chiều cao di truyền vốn có của mình. Từ 7 tuổi trở lên, trẻ em cần được vận động nhiều, tập chơi các môn thể thao thích hợp và vừa sức để thúc đẩy quá trình tăng trưởng. Lớn lên chút nữa, nên cho các em bơi lội, tập xà, chạy, nhảy…
Quan tâm đến chiều cao của con cái là công việc của bậc cha mẹ vì khi chúng đủ lớn để nhận thức được rằng cần phải tăng chiều cao cho “bằng chị bằng em” thì đã quá muộn rồi.Có thể dự đoán chiều cao tối hậu của một đứa trẻ dựa vào yếu tố di truyền của cha và mẹ (chưa xét đến các yếu tố ảnh hưởng khác):
Chiều cao tối hậu con trai = chiều cao cha + 1,08 chiều cao mẹ: 2
Chiều cao tối hậu con gái = 0,923 chiều cao cha + chiều cao mẹ: 2
Ví dụ: Cha cao 1,66 m, mẹ cao 1,56 m thì con trai sẽ cao: 1,66 m + 1,08 x 1,56 m : 2 = 1,67,2 m; con gái sẽ cao: 0,923 x 1,56 m + 1,66 m : 2 = 1,55 m.
Dĩ nhiên, chiều cao của con cái có thể lớn hơn mức trên nếu được nuôi dưỡng đúng cách vì bản thân cha mẹ chúng có thể chưa cao hết mức di truyền của họ.
(Theo Đẹp)