30 năm sau, Kerry nối lại cuộc khẩu chiến về Việt Nam (3)

Theo nhà sử học Gerald Nicosia, tác giả cuốn Home to War, năm 1971, VVAW trở nên đặc biệt chia rẽ. Tầng lớp quan chức – còn được gọi là “tầng lớp trên” – tin tưởng vào việc hoạt động trong khuôn khổ của hệ hệ thống chính trị hiện thời. Những người không cảm thấy hài lòng, hay còn gọi là “tầng lớp dưới” muốn thách thức hệ thống này, đôi khi bằng việc không tuân thủ những luật lệ dân sự hoặc thậm chí bằng bạo động. Kerry giống “tầng lớp trên” hơn, mặc dù ông làm việc tích cực để bảo vệ sự thống nhất của phong.
Jan Barry, người sáng lập và là cựu chủ tịch VVAW, còn nhớ rõ bài phát biểu của Kerry tại phiên điều trần Winter Soldier hồi tháng giêng năm 1971, khi mà hơn 100 cựu binh Mỹ thuật lại sự tàn bạo và những tội ác chiến tranh mà họ phạm phải. “Các cựu binh tập trung đầy một phòng, đó là những người muốn bộc bạch tâm sự và tức giận vì không ai muốn nghe họ nói”, Barry cho hay. “Kerry đứng trước những con người đang tức giận đó và thuyết phục họ mang nỗi tức giận tới Washington và quốc hội”.
Trong bài phát biểu trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện hồi tháng 4/1971, Kerry thuật lại phiên điều trần Winter Soldier, rằng ông đã nghe các binh sĩ Mỹ kể lại chuyện họ đã đốt phá làng mạc và chặt đầu và tai người ra sao. Chương trình quảng cáo của Swift Boat Veterans for Truth hiện nay lại ngụ ý rằng Kerry đã buộc tội chính ông trong khi sự thực là ông kể lại lời của những người khác.
Trả lời phỏng vấn NBC hồi đầu năm nay, Kerry nói rằng phát biểu của ông hồi năm 1971 là “đúng sự thật” nhưng hơi cường điệu. “Đó là lời lẽ của một chàng trai trẻ đang giận giữ” ông nói.
Theo tài liệu của FBI, đôi khi Kerry bày tỏ những quan điểm khá cấp tiến. Ví dụ, ông miêu tả nhà lãnh đạo cộng sản Bắc Việt Hồ Chí Minh là “Washington của Việt Nam”. Ông cũng nhấn mạnh sự mỉa mai rằng trong số 234 người con trai của các nghị sĩ đủ điều kiện tham gia cuộc chiến ở Việt Nam, chỉ có 24 người đăng lính và duy nhất một người bị thương”.
FBI theo dõi kỹ động thái của những người phản đối thông qua mạng lưới các thông tin viên, và hoạt động của Kerry bị theo sát. Tài liệu của FBI đã giúp bác bỏ tuyên bố của Kerry rằng ông rút khỏi ban lãnh đạo VVAW mùa hè năm 1971, trước khi tổ chức này bắt đầu để ý đến đề xuất về các hoạt động gây rối dân sự và thậm chí bạo động.
Các dữ liệu của FBI cũng cho thấy Kerry đã tham gia cuộc họp tại Kansas City tháng 11/1971, mà ở đó kế hoạch ám sát và bắt cóc các quan chức chính phủ cũng như việc chiếm tượng Nữ thần Tự do được mang ra thảo luận. Đề xuất đó đã bị bác bỏ và Kerry đã muốn VVAW “nghiêm chỉnh tuân thủ nguyên tắc phi bạo động”. Theo tài liệu của FBI, ông rút lui khỏi tổ chức này sau một cuộc tranh cãi kịch liệt với nhóm cấp tiến do Al Hubbard đứng đầu.
Hồi đầu năm nay, khi được thông báo về tài liệu kể trên của FBI, Kerry nói rằng giờ thì ông công nhận là ông đã tham gia cuộc họp ở Kansas City nhưng vẫn khẳng định là ông không nhớ gì về vụ tranh luận đó. Nhiều thành viên của VVAW thấy điều đó thật khó tin.
“Ông ấy không thể nào quên là đã có mặt ở Kansas City”, Nicosia – một người ủng hộ Kerry – nói.
John Musgrave, cựu điều phối viên của VVAW ở bang Kansas và từng tham chiến ở Việt Nam, bày tỏ nghi ngờ về tuyên bố trên của Kerry. “Ông ấy đã đối đầu căng thẳng với Hubbard trong cuộc họp đó. Làm sao ông ấy lại có thể tuyên bố là không nhớ gì cơ chứ?”.
“Cuộc họp đó đã rất hỗn loạn, lộn xộn và rất ầm ĩ”, John Hurley, giám đốc của Veterans for Kerry, tổ chức gồm 300.000 thành viên, cho biết. Theo Hurley, việc nhầm lẫn giữa các cuộc họp có thể xảy ra vì Kerry bay đến khắp các vùng và “hết từ khu học xá này tới khu khác”.
Hơn ba thập kỷ sau, phong trào phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam vẫn chia rẽ giữa “tầng lớp trên” và “tầng lớp dưới”. Nhiều thành viên của VVAW cho rằng những lý tưởng thời trẻ của Kerry không còn nữa. Nhưng số khác thì phân vân liệu đó là sự nhượng bộ mang tính chiến lược hay sự phản bội mang tính chính trị.
“Ông ấy không còn dũng cảm buộc tội như trước đây”, Musgrave nói về sự xuất hiện của Kerry trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện. “Khi đó, ông ấy phát biểu thay cho chúng tôi. Ông ấy nên tiếp tục làm việc đó hoặc phải giải thích tại sao không còn đồng ý làm việc đó nữa. Nhưng như tôi thấy, ông ấy không làm điều gì trong cả hai việc này”.
“John Kerry của năm 2004 không còn là John Kerry của năm 1971”, David Cline, nhà tổ chức của VVAW ở miền nam nói. “Tôi nghĩ năm 1971 ông ấy thành thật hơn. Cho dù nói điều đó tôi vẫn biết tôi muốn ai làm tổng thống. Thực tế đáng buồn của nền chính trị Mỹ là bất cứ ứng viên nào cũng phải lấy lòng công chúng”.
Ngọc Sơn (theo Washington Post)
* Phần 1, 2

Close [X]
1gom
1gom