Tình báo Mỹ bộc lộ nhược điểm gì sau vụ 11/9?

d
Toà nhà WTC sau vụ 11/9.

Ngoài ra, còn có thể kể tới một loạt thất bại khác của tình báo Mỹ:
– Năm 1990, không dự đoán được Iraq sẽ tấn công Kuwait.
– Năm 1996, Sudan ngỏ ý bắt và trao cho Mỹ Osama bin Laden cùng những tài liệu về tổ chức Al-Qeada nhưng phía Mỹ đã từ chối.
– Năm 1998, không dự đoán được chính phủ mới của Ấn Độ sẽ tổ chức các vụ thử hạt nhân, dù rằng New Delhi đã bộc lộ rõ ý định đó.
Trong mỗi trường hợp, đều có rất nhiều tin tức tình báo được đưa ra, nhưng cách thức xử lý các tin đó và sự cạnh tranh giữa các cơ quan an ninh đã làm hỏng mọi chuyện.
Clark Murdock, cố vấn của Lầu Năm Góc và là nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nói: “Thật không có gì sai lầm hơn việc bắt các cơ quan an ninh phải thay đổi cách thức hoạt động của mình. Lịch sử cho thấy, những cải cách kiểu như vậy thường dẫn tới thất bại”.
Các điều luật mà Mỹ mới đưa ra sau vụ 11/9 đang loại bỏ dần những hạn chế của hàng rào pháp lý. Cụ thể nhất là việc Mỹ chi thêm 1 tỷ USD cho Cục tình báo Trung ương (CIA), đồng thời yêu cầu CIA phải hợp tác chặt chẽ hơn với các cơ quan khác, nhất là Lầu Năm Góc.
Tom Blaton, người điều hành Cơ quan Lưu trữ An ninh Quốc gia tại Washington (cơ quan phân loại và công bố những thông tin mật sau một khoảng thời gian nhất định theo luật Tự do về Thông tin của Mỹ), nói: “Phần lớn những thông tin trong nội bộ chính phủ đều phải được giữ bí mật, không phải với người dân bên ngoài mà là với các bộ phận khác của lực lượng an ninh. CIA không muốn thông tin mật bị tiết lộ cho Bộ Ngoại giao. Quân đội thì không muốn Hải quân có được những thông tin của mình…Chính sách giữ gìn thông tin mật đó là để ngăn chặn sự thâm nhập từ bên ngoài và giữ nguyên quyền tự quyết cho từng bộ phận”.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, chính cách làm việc cục bộ của các cơ quan an ninh Mỹ đã khiến nước này không dự đoán được những thảm họa có khả năng xảy ra như vụ 11/9.
Xuân Tùng (theo BBC)
 

Close [X]
1gom
1gom