Hà Thành chơi xế lạ

Những năm 1994-1995 là thời điểm cao trào của dòng xe Sport, Cruiser. Khoảng 300-400 “chú” Sport được nhập cảng để thỏa cơn nghiền xế lạ của dân trẻ Hà thành. Nhưng vài năm sau đó hàng xe này bị cấm nhập khẩu. Ngay lập tức nó bị soái vị và rơi vào quên lãng. Lý do chính là chủ nhân chê xe phải đạp nổ, lại ngốn tới 3 lít xăng để đủ khởi động trong khi thời đó cub 81, 82 chưa đầy 2 lít là chạy re re. Thêm nữa xe chạy dầu nên dễ tắc bô, không kéo le, máy chết… Lại thêm tính kén thợ sửa nên những chiếc xe dù còn rất mới đã lập tức được xếp xó, trở thành đống sắt vụn.

d

Chưa đầy một năm sau khi xuất hiện ở Việt Nam, FX đã bộc lộ ngay nhược điểm: xuống mã nhanh, ép côn ép số hại máy không êm, khó bó vỉa… nên lập tức bị dân chơi tẩy chay. Và dòng xe Sport được phục hồi. Số lượng xe nhập mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Do đó những “đống sắt vụn” của giữa thập kỷ 90 được phục hồi. Từ 300-400 con xe thời điểm 1994-1995 ở Hà Nội, nay chỉ còn khoảng 30-40 con trong số đó là chạy được, còn 9/10 là được bóc máy và chi tiết để “nuôi” sống 1/10 còn lại.
“Muốn mua xe Sport hả? Không ngon cơm đâu” – Châu, một tay có “cơ” trong giới chơi xe Hà thành, tiết lộ. Từng qua tay không dưới chục xe, thời điểm cao nhất trong nhà chất đến 5 xe, Châu cho biết địa điểm săn của dân nghiền xế thường ở tận TP HCM, hay lang thang về cảng Hải Phòng. So với đất Hà thành thì giá có thể chênh đến cả chục triệu. Như giá con RGV đời 2000, miền Bắc chỉ ngấp nghé trên dưới chục triệu trong khi vô Nam săn được nó phải có cỡ 30 triệu đồng. Nguồn khác là ở các tỉnh miền Trung như Vinh, Nghệ An, Thanh Hóa. Châu một lần tình cờ phát hiện được một con khi đi du lịch Hội An, lần khác khi ở Thái Nguyên, khi ở Bắc Ninh, Lạng Sơn.

d

Chơi loại xế này không hẳn là dân quý tộc khoe mẽ (như dòng xe xuồng Dylan, SH) có tiền là có tất. Giá thành của loại xe này cũng không thuộc hàng “trên mây”. Một con CaGiVa MiTo thuộc loại “sách đỏ” ở Việt Nam đang được chào hàng với giá 2.200 đôla đã bị dân chơi kêu trời là đắt. Châu là có lần kiếm được con xe chỉ với giá 2 triệu. Lần ấy, khi Châu cưỡi con ngựa chiến vào quán bia, một người lân la đến hỏi và chào hàng chiếc xe 8 triệu. Ngày đó còn tù mù về xe, Châu chỉ biết sờ sơn, ngó IC, so màu tem và thử điều tốc. Mọi thứ đều tốt nhưng chỉ là đống sắt vụn thừa thãi trong nhà đối với ông chủ nọ. Một ngày sau, “đống sắt vụn” ấy là của Châu với giá 2 triệu đồng. Một ngày sau nó đã chạy ro ro với giá sửa chữa là 200.000 đồng. Và ngày kế tiếp nó được đẩy đi với giá 15 triệu đồng.
Chơi xe lạ cũng kén cả người bán. Bởi nói như Tùng, một “cò” bắt mối, ngày xưa bảo yêu xe như con, nhưng dân nghiền thì phải nói yêu xe như bố. Trong làng chơi xe còn truyền tai nhau câu chuyện của Hồng Long. Một lần bí tiền, Long phải rút ruột đẩy 1 trong 4 con xế của mình đi với giá 13,9 triệu. Tay khách hàng dáng dấp con nhà giàu có phẩy luôn 2 triệu trước mặt Long nhờ nâng cấp trọn gói, cải tổ hỏng hóc để “phê luôn”. Long trả lại tiền và nhất định không chịu bán xe.

d

“Chơi xế phải bắt đầu từ chi tiết nhỏ nhất” – Châu nói. Ngay cả đến chuyện rửa xe, không phải bạ đâu cũng rửa. Chỉ được phun nước vào bánh xe, càng xe. Tránh nhất là phun vào bugi, các vách dưới gầm. Phần trên chỉ được phép lấy giẻ tẩm xà phòng lau sạch và lấy giẻ sạch lau xà phòng. Rơi rớt một chút nước là “ngã” (chết máy) như chơi.
Quan trọng nhất với xe là bộ máy. Hồng Long chỉ máy hỏng cứ lên Thương ở đường Bưởi, “sào huyệt” của dân nghiền xế Hà thành. Bệnh gì qua tay ông chủ cũng xong. Tuy nhiên, một phần không kém quan trọng là bộ khung, tức là phải chăm đến vỏ xế. Tồn tại gần chục năm lại chủ yếu trong cảnh “để đấy” ít được sử dụng nên phần đông các loại xe này khung đã mọt. Phải bã matít, tróc sơn cũ, “đốt” (sơn) lại…
Sửa lặt vặt thì lên… Gia Phong. Thay đồ cũng không thuần phố Huế. “Đại bản doanh” nhặt đồ của dân chơi xế đất Hà thành phải kể đến Hà Nôva trong chợ Giời. Tòa nhà to vật ba tầng rộng thênh thênh từ tầng một đến tầng ba toàn chứa xác xe. Hỏng hóc gì lên đó là có tất nhưng phải tinh mắt mới nhặt được đồ không quá đát. Nếu Hà Nôva mà không có nữa chỉ còn cách gửi tận vào Nam để chuyển tiếp qua cảng kiếm đồ nhập về.
(Theo Tuổi Trẻ)

Close [X]
1gom
1gom