Xóa vết bớt, hình xăm bằng kỹ thuật laser KTP

b
U máu phẳng trên mắt trái của bệnh nhân đã được xoá nhờ laser KTP.

Trước đây, để điều trị những tổn thương sắc tố bẩm sinh, u máu phẳng bẩm sinh, hình xăm, các bác sĩ áp dụng các phương pháp như phẫu thuật, đốt lạnh, lột bằng hóa chất, xạ trị liệu… Bệnh nhân phải chịu đau nhiều nhưng hiệu quả không được như mong muốn (ví dụ, nếu đắp các đồng vị phóng xạ để tẩy u máu phẳng, bệnh nhân sẽ có sẹo trắng như da người bạch tạng). Ngoài ra, có thể điều trị bằng vá da nhưng kỹ thuật này vừa khó thực hiện vừa dễ để lại sẹo.
Sau khi laser ra đời, các nhà khoa học đã tìm ra được các bước sóng hấp thụ rất mạnh với melanin (các sắc tố đen) hoặc emoglobin (huyết cầu tố) để tẩy các vết bớt, u máu phẳng hoặc vết xăm trên da. Từ cuối tháng 11/2003, để điều trị các vết này, Phân viện Vật lý Y sinh học TP HCM đã áp dụng laser KTP – một kỹ thuật khắc phục được nhược điểm của các phương pháp kể trên.
Tiến sĩ Trần Công Duyệt, Phân viện trưởng, cho biết, nhờ khả năng phá hủy sắc tố, huyết cầu tố và mực xăm một cách chọn lọc, gây tổn thương ít nhất cho những tế bào khác, máy laser KTP có tác dụng rất tốt đối với các tổn thương về sắc tố da, mạch máu da, giúp tẩy trắng các vết xăm mà không để lại sẹo. Trong 200 bệnh nhân đã được điều trị bằng kỹ thuật trên, cũng có một số ít ca để lại sẹo sau đó. Nhưng đó là trường hợp bị tổn thương quá sâu hoặc sau khi điều trị, bệnh nhân không làm theo những lời căn dặn của thầy thuốc…
Điều trị bằng laser KTP, bệnh nhân gần như không phải chịu đau đớn. Đối với những người nhát, khả năng chịu đau kém, bác sĩ chỉ cần bôi một ít thuốc tê emla 5% là có thể thực hiện thủ thuật này. Sau khi bôi thuốc tê, bệnh nhân được bắn laser khoảng 5-10 phút.
Tùy vào diện tích của tổn thương, chi phí điều trị dao động từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/lần điều trị.
(Theo Người Lao Động)

Close [X]
1gom
1gom