Vụ thảm sát Nam Kinh

Ngày 13/12/1937, quân Nhật chiếm đóng thành phố mà không gặp khó khăn nào. Cảm thấy bị sỉ nhục vì không chiếm được Trung Quốc trong vòng 3 tháng như đã hứa với Nhật hoàng, quân đội Nhật tiến hành chiến dịch giết người, hãm hiếp và cướp phá để trả thù cho tới tháng 3/1938.

Thi thể một phụ nữ bị binh lính Nhật và moi ruột ở Nam Kinh.
Thi thể một phụ nữ bị binh lính Nhật và moi ruột ở Nam Kinh.

Theo ước tính của các sử gia và những tổ chức nhân đạo ở Nam Kinh vào thời đó, 250.000-350.000 người đã bị giết, trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em. Theo những người nước ngoài có mặt tại đây trong thời gian này, 20.000 phụ nữ đã bị cưỡng hiếp. Người Trung Quốc bị đưa đi hành quyết bên bờ sông Trường Giang. Những đống thi thể người bị thiêu la liệt tại đây. Những bức ảnh chụp lại thời đó cho thấy binh lính Nhật đứng cười ngay bên cạnh đống xác nạn nhân.
Ở trong và ngoài thành phố, các thi thể phụ nữ nằm khắp nơi. Chẳng hạn, trong một ngôi nhà gần cổng ZinZhong, một phụ nữ ở độ tuổi 60 nằm đó, thi thể sưng húp lên; trên phố YangPi, một em gái đã chết, bụng bị mổ và ruột bị moi ra ngoài, hai mắt em mở trừng trừng, miệng vẫn còn dính máu. Trên phố GuYiDian, một em gái trạc 12 tuổi nằm đó, quần áo lót của em bị xé rách, mắt em nhắm, miệng mở. Thực tế này cho thấy những phụ nữ này không chỉ chết dưới bàn tay giết người của binh lính Nhật, mà họ còn bị đe doạ trước khi chết.

Bên ngoài cổng HongWu, binh lính Nhật hãm hiếp một phụ nữ đang mang thai rồi cắt bụng nạn nhân, lấy thai nhi ra ngoài. Trong một vụ khác, binh lính Nhật muốn cưỡng hiếp một phụ nữ đang bụng mang dạ chửa, mẹ chồng cô tìm mọi cách ngăn lại. Lập tức, bà bị đá, còn người con dâu bị đâm. Lính Nhật còn dùng dao lấy bào thai ra ngoài.
Phóng viên Tillman Durdin của tờ New York Times đưa tin về thời kỳ đầu cuộc thảm sát viết: “Tôi 29 tuổi và đó là câu chuyện lớn đầu tiên của tôi cho tờ New York Times. Vì vậy, tôi lái xe xuống sát mặt nước. Tôi phải vượt qua những đống xác người chất ở đó. Ôtô phải đi qua những xác chết đó. Ở sát bờ sông, tôi thấy một đám sĩ quan Nhật hút thuốc, nói chuyện giám sát việc thảm sát một tiểu đoàn lính Trung Quốc bị bắt. Lính Nhật đi thành nhóm khoảng 15 người, được trang bị súng máy. 200 người bị hành quyết trong vòng 10 phút trong sự cổ vũ, tán dương của các khán giả quân đội Nhật”. Durdin kết luận vụ thảm sát Nam Kinh là “một trong những tội ác dã man nhất thời hiện đại”.
Nhà truyền giáo Thiên chúa giáo John Magee mô tả binh lính Nhật giết không chỉ tất cả các tù nhân mà họ tìm thấy mà cả một số lượng lớn các công dân bình thường ở mọi lứa tuổi. Nhiều người trong số này bị bắn hạ giống như những con thỏ bị săn ngay giữa đường phố. Sau một tuần lính Nhật tiến hành “giết, hiếp”, Magee cùng các nhà truyền giáo phương tây khác thiết lập một khu an toàn quốc tế.

Nhiều người bị chôn sống.
Nhiều người bị chôn sống.

Nhật ký của Minnie Vautrin, người phụ nữ Mỹ muốn giúp trong vụ thảm sát Nam Kinh, đề ngày 16/12 có đoạn: “Hôm nay, có lẽ không có tội ác nào xảy ra ở thành phố này. 30 em gái bị đưa khỏi trường ngôn ngữ (nơi tôi làm việc) đêm qua, và hôm nay tôi nghe thấy nhiều câu chuyện đau lòng của những em gái bị đưa ra khỏi nhà đêm qua – một trong những em đó mới 12 tuổi…”.
Sau này, bà viết: “Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết mấy nghìn người đã bị tàn sát. Vì trong nhiều trường hợp, xác họ bị tẩm dầu rồi thiêu. Các thi thể cháy xém sẽ kể lại một vài bi kịch. Các sự kiện trong những ngày tiếp sau đó càng ngày càng mập mờ. Tuy nhiên, chắc chắn là có những câu chuyện để đời sẽ không xoá mờ khỏi tâm trí tôi cùng những người ở Nam Kinh trong thời kỳ này”.
Minnie Vautrin bị suy nhược thần kinh năm 1940 và trở lại Mỹ. Bà tự sát năm 1941.
John Rabe, thủ lĩnh đảng Quốc xã tại Nam Kinh, cũng hoảng sợ trước tội ác của lính Nhật. Ông phụ trách khu vực an toàn quốc tế và đã kể lại những gì đã chứng kiến, ghi lại trên phim. Tuy nhiên, tất cả những điều này bị Đức Quốc xã cấm khi ông trở về Đức.

Binh lính Nhật không xót thương một ai.
Binh lính Nhật không xót thương một ai.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, một trong những binh lính ở Nam Kinh đã kể lại những gì đã thấy tận mắt. Azuma Shiro thừa nhận: “Có khoảng 37 ông già, bà già và trẻ em. Chúng tôi bắt họ và tập trung họ tại quảng trường. Một phụ nữ ôm hai con ở hai cánh tay. Chúng tôi đâm và giết họ, cả ba – giống như những củ khoai tây trên xiên nướng. Khi đó tôi nghĩ, tôi mới xa quê được một tháng… và 30 ngày sau, tôi giết người mà chẳng thấy động lòng”.
Shiro phải hứng chịu hậu quả vì những lời thú nhận: “Khi một triển lãm về chiến tranh mở ra ở Kyoto, tôi tới đó thú nhận. Người đầu tiên chỉ trích tôi là một phụ nữ ở Tokyo. Cô ấy nói tôi đã gây tổn hại đến những người quá cố. Cô ấy liên tục gọi điện cho tôi trong 3-4 ngày liền. Ngày một nhiều thư được gửi đến cho tôi. Tình hình nghiêm trọng tới mức cảnh sát phải bảo vệ tôi”.
Tuy nhiên, lời thú nhận đó đã bị nhà chức trách cấp cao ở Nhật Bản coi thường. Cựu bộ trưởng Tư pháp Shigeto Nagano khẳng định không có chuyện thảm sát từng xảy ra và đó là sự thêu dệt của Trung Quốc. Bản thân người Nhật cũng có ý kiến trái ngược về vấn đề này. Bộ phim Đừng khóc Nam Kinh do Trung Quốc và Hong Kong sản xuất năm 1995 phải mất vài năm sau mới được trình chiếu tại Nhật Bản.
Nhiều quan chức và sử gia Nhật Bản thừa nhận giết người, cưỡng hiếp đã xảy ra, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với các bản tin cũng như bài phân tích. Giới chức và giới học giả nước này còn lập luận, dù thế nào chăng nữa thì những chuyện đó xảy ra trong thời kỳ chiến tranh
Nguyễn Hạnh tổng hợp
Nguồn:- BBC- Sách “Cuộc thảm sát Nam Kinh” (The rape of Nanking), tác giả James Yin, nhà nghiên cứu các cuộc chiến tranh Trung – Nhật, hiện sống tại Fremont, California, Mỹ.

Close [X]
1gom
1gom