Không tổ chức thi hành án trong các ngày nghỉ

Pháp lệnh sửa đổi được kết cấu tăng thêm 1 chương và 20 điều so với pháp lệnh ban hành năm 1993. Như vậy Pháp lệnh Thi hành án dân sự (sửa đổi) có 7 chương và 70 điều.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thị Thu Ba cho biết, Pháp lệnh mới bổ sung quy định về việc xét miễn, giảm thi hành án đối với các khoản án phí, tiền phạt trong trường hợp đã quá 10 năm (với các khoản án phí có giá ngạch và các khoản tiền phạt khác); hoặc quá 5 năm (với các khoản án phí không có giá ngạch và tiền phạt trong vụ án hình sự) kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà đương sự không có tài sản để thi hành. Việc bán đấu giá tài sản cũng được sửa đổi theo hướng các tài sản là bất động sản hoặc động sản có giá trị lớn thì giao cho các tổ chức có thẩm quyền bán đấu giá thực hiện.
Pháp lệnh Thi hành án dân sự (sửa đổi) quy định, người phải thi hành án sau khi hết thời hạn mà không tự nguyện thi hành án sẽ bị cưỡng chế. Chấp hành viên cũng được quyền cưỡng chế thi hành trong trường hợp cần ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án. Trường hợp cơ quan phải thi thành án là đơn vị hoạt động bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước sẽ được ngân sách hỗ trợ về tài chính để thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Việc xử lý trách nhiệm vật chất với người gây ra thiệt hại được thực hiện theo quy định hiện hành.
(Theo Thanh Niên, Tuổi Trẻ)

Close [X]
1gom
1gom