400 câu hỏi nữ giới cần biết (phần 282)

Sau khi trẻ sơ sinh bị ỉa chảy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và hạn chế ăn uống giúp cho việc khôi phục chức năng đường ruột, dạ dày. Lúc mới bị bệnh, có thể cho trẻ nhịn ăn từ 6-8 tiếng đồng hồ. Trong thời gian bắt trẻ nhịn ăn, có thể tùy theo bệnh tình mà cho trẻ uống nước đường saccarozo 50% pha thêm một ít muối hoặc xô-đa. Sau khi hết thời gian nhịn ăn, không nên cho trẻ ăn bình thường ngay mà cho trẻ ăn dần dần ít một và điều chỉnh theo khả năng tiêu hóa của đường ruột.
Khi cho trẻ ăn trở lại bình thường, nếu trẻ vẫn còn bú sữa mẹ, lúc đầu nên rút ngắn thời gian cho trẻ bú mỗi lần. Bú xong, vắt bỏ hết sữa còn lại trong vú (vì lượng sữa còn lại đặc, nhiều chất béo khó tiêu hóa). Nên cho trẻ bú thưa và cho uống thêm nước muối đường giữa các lần bú (mỗi bát có thể pha thêm một ít muối hoặc pha thêm một ít hyđrô carbonat natri (NaHCO3)). Những trẻ bị ỉa chảy nặng có thể chỉ tạm ngừng 1-2 lần bú sữa và uống thay bằng nước gạo rang càng dễ tiêu hóa nhưng không được cho ăn thêm quá mức, để tránh gánh nặng cho dạ dày và đường ruột.
Những trẻ phải nuôi bộ có thể cho uống nước cháo trước, sau đó hòa loãng nước cháo với sữa bò (một phần sữa pha lẫn với một phần nước cháo hoặc nước cơm). Có thể tăng dần tỷ lệ sữa bò tùy theo sự thuyên giảm của bệnh tình, rồi cho trẻ ăn dần trở lại bình thường. Những gia đình có điều kiện, lúc đầu có thể cho trẻ ăn sữa tách bơ hoặc sữa chua hoặc cho sữa bò vào đun sôi, hớt bỏ lớp váng sữa nổi trên bề mặt sữa, giúp ích cho trẻ dễ tiêu hóa. Nếu cho trẻ ăn hỗn hợp, lúc đầu có thể cho trẻ uống nước cháo hoặc nước cơm trước, sau đó mới cho uống sữa bò. Có thể cho trẻ uống thêm sữa đậu nành hoặc các sản phẩm khác chế từ sữa đậu như tàu phớ (tức “óc đậu”) tùy theo sự đỡ đần của bệnh.
Nhìn chung, chỉ qua mấy ngày điều chỉnh và kiêng khem trong việc ăn uống cộng với sự tích cực chữa trị, bệnh ỉa chảy có thể khỏi hẳn.
348. Trẻ táo bón do những nguyên nhân gì? Nên xử lý như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón gồm:
Một là ăn uống không đủ, sau khi đã tiêu hóa thì lượng bã thải còn lại ít, tự nhiên làm mất đi một lượng phân. Nếu ăn sữa bò trong một khoảng thời gian dài, do hàm lượng protein trong sữa bò khá cao mà lượng đường lại ít khiến trong phân có tính kiềm, có thể làm cho phân bị khô.
Hai là do ít hoạt động, thường xuyên nằm trên giường làm khả năng co bóp của đường ruột dạ dày kém, khiến phân lưu lại trong ruột khá lâu, có thể dẫn đến táo bón.
Ba là sinh hoạt không có nề nếp, đi đại tiện không đúng giờ, khó tạo thành phản xạ có điều kiện khi đi đại tiện.
Bốn là do mắc một số bệnh như bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, kết tràng lớn hậu môn, sốt… đều có thể gây ra táo bón.
Sau khi trẻ bị táo bón, trước tiên phải loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh, rồi phối hợp với điều trị bằng thuốc. Khi trẻ đang bú mà bị táo bón, có thể cho ăn thêm một số thức ăn nhuận tràng như nước quýt pha đường, nước mật ong. Nếu sữa mẹ không đủ, mỗi ngày uống thêm một lần sữa đặc vào buổi chiều vì trong sữa đặc có nhiều đường, có tác dụng thúc đi đại tiện.
Khi bị táo bón vì ăn sữa bò, có thể pha thêm 8-10 gam đường vào 100 ml sữa bò. Ngoài ra còn cho uống thêm nước quýt, nước rau cải… để kích thích đường ruột co bóp. Trẻ lớn hơn có thể ăn rau, hoa quả, cháo loãng… Trẻ lớn hơn nữa có thể cho ăn cơm rau. Nhưng nên cho ăn ít thức ăn giàu chất đạm, tăng ăn các thức ăn ngũ cốc, ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau cải, cà rốt… Ngoài việc điều chỉnh ăn uống hợp lý cần phải chú ý cho trẻ hoạt động, rèn luyện thành thói quen đi ngoài đúng giờ.
Nếu bị táo bón do mắc một số bệnh tật, tốt nhất nên mời bác sĩ đến chữa bệnh, rồi uống kết hợp một số thuốc chữa táo bón nhẹ. Nhìn chung, cố gắng không dùng thuốc tẩy vì chức năng tiêu hóa của trẻ còn yếu, sau khi dùng thuốc tẩy có thể khiến trẻ bị đi ỉa.
(còn tiếp)

Close [X]
1gom
1gom