Click vào ảnh. |
Karl Pavlovich Briullov sinh năm 1799-1852. Thời đó, xu thế vẽ theo trường phái tân cổ điển rất được ưa thích, nhưng ông lại không đi theo trào lưu đó mà thiên về xu hướng cổ điển lãng mạn. Briullov học hơn 10 năm tại Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nga (1809-1821), nhưng chẳng thiết tha với những gì được truyền dạy ở đây. Không thích hợp với không khí hội hoạ ở Nga, ông thôi học, rời quê hương tới Rome để tầm sư học đạo. Tại đây, ông đã gây được tiếng vang, giới hội hoạ quốc tế bắt đầu chú ý tới hoạ sĩ người Nga trên đất Italy này.
Tác phẩm Ngày cuối ở Pompeii (1830-1833) đã đưa tên tuổi ông sánh ngang với những hoạ sĩ tài năng nhất thế giới thời bấy giờ. Bức tranh pha trộn phong cách hội hoạ truyền thống Nga với trường phái lãng mạn, làm tăng thêm sự sống động và chân thực nhưng cũng rất bay bổng. Cảm xúc mạnh mẽ, phóng khoáng, ít sử dụng cách phối màu tương phản đã tạo nét độc đáo cho tác phẩm. Có giai thoại kể rằng, huân tước Watler Scott đã chiêm ngưỡng hoạ phẩm này và thốt lên, đó không phải là bức tranh mà chính là một thiên hùng ca. Về sau, nhiều thế hệ hoạ sĩ Nga đã đi theo xu hướng này.
Sau khi hoàn thành kiệt tác Ngày cuối của Pompeii, ông trở lại Nga tham gia giảng dạy tại Viện Hàn lâm (1836-1848) và tiếp tục cho ra đời nhiều họa phẩm khác.
|
|
|