Phục hồi chức năng cho trẻ bại não tại nhà

fd
Trẻ bại não thường có các dấu hiệu sau:
– Khi đẻ ra không khóc ngay hoặc khóc yếu, tím tái.
– Sau khi sinh thường mềm nhẽo, không vận động
– Phát triển chậm hơn trẻ khác (chậm biết giữ đầu cổ, biết ngồi và đi).
– Không biết cầm nắm bằng hai tay hoặc chỉ cầm bằng một tay.
– Mút, bú khó khăn, hay sặc sữa.
– Khó bế ẵm, tắm rửa, thay quần áo cho trẻ vì người trẻ cứng đờ.
– Đầu rũ xuống, không ngẩng lên được.
– Nghe khó, nhìn khó.
– Khó khăn trong giao tiếp.
– Có thể bị động kinh (cơn co giật, bất tỉnh, sùi bọt mép).
– Thay đổi tính cách bất thường (đột nhiên khóc, rồi lại cười, hay sợ hãi, co giật, tức giận).
– Khả năng thăng bằng kém.
Nếu chứng bại não được phát hiện sớm và phục hồi toàn diện, liên tục và lâu dài, trẻ sẽ có cơ hội tự lập, hòa nhập cuộc sống đời thường. Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể:
1. Cách bế ẵm trẻ
– Nếu trẻ thường nằm với tư thế 2 tay co, 2 chân duỗi thì bế sao cho 2 tay duỗi thẳng, 2 gối và háng gập .
– Nếu trẻ có khả năng kiểm soát tốt hơn thì có thể bế ở tư thế ít cần trợ giúp .
2. Nằm và ngủ
– Nếu trẻ nằm hai chân duỗi chéo nhau thì có thể dùng khố đóng để tách ra hoặc cố định 2 chân.
– Nếu trẻ thường ưỡn người ra sau, nên đặt nằm nghiêng, nằm võng hoặc trên thùng phi.
– Nếu trẻ không ngẩng đầu hoặc nhấc tay ra được: Đặt trẻ ở tư thế chống 2 tay.
3. Lẫy và xoay người
– Nếu trẻ bị co cứng, phải làm giảm cứng bằng cách đẩy chân trẻ ra sau và ra trước; sau đó, giúp trẻ tập xoay người và lẫy. Lưu ý: Tìm trò chơi sao cho trẻ muốn xoay người và tự xoay người.
4. Ngồi
– Nếu 2 chân trẻ bắt chéo vào nhau và xoay vào trong, khớp vai sệ xuống, 2 tay xoay vào trong: Đặt trẻ ngồi tách 2 chân ra, nâng 2 vai lên, xoay chân tay ra ngoài.
– Nếu trẻ khó khăn khi ngồi: Giữ 2 chân cho trẻ .
– Trẻ có khả năng thăng bằng kém, hai chân thường bắt ngược ra sau (hình chữ W) để khỏi ngã: Không nên khuyến khích trẻ ngồi kiểu hình chữ W do có thể gây biến dạng khớp háng, gối.
– Nếu trẻ luôn dạng hai chân, mông ưỡn ra sau, khớp vai đưa ra sau, đầu tiên cần đặt trẻ ngồi sao cho thân ở tư thế gập về phía trước, 2 chân chụm vào nhau rồi đưa 2 vai ra trước và xoay vào trong. Sau đó, cùng chơi với trẻ trên bàn; ngồi đối diện với trẻ để trẻ phải với tay ra phía trước lấy đồ chơi. Chú ý đảm bảo để hai bàn chân đặt trên mặt phẳng.
Ngoài ra, cần tập cho trẻ đứng thăng bằng, di chuyển. Cố gắng tìm mọi cách để trẻ có thể sử dụng hai tay khi vui chơi, hoạt động ở các tư thế; khuyến khích việc sờ, cảm nhận và giữ các đồ vật có hình dạng, kích thước, độ nhẵn, độ cứng khác nhau.
Để giảm bớt nguy cơ bại não, cần thực hiện tốt những điều sau đây:
– Dinh dưỡng tốt cho bà mẹ trước và trong khi thai nghén.
– Tránh có thai trước tuổi trưởng thành.
– Tránh dùng các loại thuốc không cần thiết khi mang thai.
– Khám thai định kỳ đầy đủ.
– Tránh các sang chấn sản khoa trong khi sinh.
– Nuôi con bằng sữa mẹ.
– Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
– Tránh để trẻ bị sốt cao, co giật.
– Tránh để mất nước khi trẻ bị tiêu chảy.
BS Hương Thảo, Sức Khỏe & Đời Sống  
Close [X]
1gom
1gom